Một sô kinh nghiệm đánh giá thường xuyên học sinh theo tt22 – Tài liệu text

Bởi tuhocmoithu

Một sô kinh nghiệm đánh giá thường xuyên học sinh theo tt22

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (134.19 KB, 22 trang )

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN

I. Cơ sở lý luận
Các chuyên gia giáo dục, tâm lý học đường, đánh giá giáo dục cho rằng
mỗi học sinh Tiểu học là một chủ thể có tính duy nhất, đang phát triển, chưa
định hình về nhân cách. Sự phát triển của học sinh Tiểu học, phụ thuộc rất nhiều
vào sự trải nghiệm, môi trường tương tác giáo dục (lớp học). Do vậy, đánh giá
thường xuyên bằng nhận xét tích cực đặc biệt quan trọng đối với học sinh Tiểu
học, thậm chí quan trọng hơn nhiều so với cho điểm số. Bởi vì:
Suy nghĩ và cảm nhận của học sinh Tiểu học chịu ảnh hưởng rất nhiều
từ những lời nhận xét trực tiếp của giáo viên. Học sinh Tiểu học xây dựng niềm
tin, hứng thú học đường trên cở sở những lời nhận xét trực tiếp của giáo viên
trong những tình huống, bối cảnh có ý nghĩa. Những lời nhận xét trực tiếp, tích
cực của giáo viên đối với học sinh Tiểu học luôn có sức mạnh tạo dựng, nhân
bản niềm tin, truyền cảm hứng, nuôi dưỡng hứng thú học đường.
Mỗi học sinh Tiểu học đều có thể thành công, nếu giáo viên tin rằng tất cả
các em đều có thể học được và gieo ý nghĩ ấy mỗi ngày bằng những hành vi đầy
tính sư phạm (giúp học sinh cảm thấy thoải mái được nói ra những suy nghĩ của
cá nhân, mỗi ý kiến của học sinh dù chưa đúng, đều được tôn trọng, lắng nghe,
học sinh có nhiều cơ hội hơn để trải nghiệm, tương tác… nhờ đó thay đổi nhận
thức, tạo dựng niềm tin tích cực….).
Đánh giá thường xuyên không dùng điểm số mà sử dụng những nhận xét
chứa đầy cảm xúc tích cực sẽ có lợi hơn cho sự thúc đẩy hoạt động học tập, giúp
phát triển toàn diện nhân cách học sinh Tiểu học.
II. Phương pháp tiếp cận tạo ra sáng kiến
1. Phương pháp quan sát
2. Phương pháp thu thập thông tin
3. Phương pháp vấn đáp
4. Phương pháp phân tích
5. Phương pháp giao nhiệm vụ
6. Phương pháp trải nghiệm

1

III. Mục tiêu
Giúp giáo viên điều chỉnh, đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức hoạt
động dạy học, hoạt động trải nghiệm ngay trong quá trình và kết thúc mỗi giai
đoạn dạy học, giáo dục; kịp thời phát hiện những cố gắng, tiến bộ của học sinh
để động viên, khích lệ và phát hiện những khó khăn chưa thể tự vượt qua của
học sinh để hướng dẫn, giúp đỡ; đưa ra nhận định đúng những ưu điểm nổi bật
và những hạn chế của mỗi học sinh để có giải pháp kịp thời nhằm nâng cao chất
lượng, hiệu quả hoạt động học tập, rèn luyện của học sinh; góp phần thực hiện
mục tiêu giáo dục tiểu học.
Giúp học sinh có khả năng tự nhận xét, tham gia nhận xét; tự học, tự điều
chỉnh cách học; giao tiếp, hợp tác; có hứng thú học tập và rèn luyện để tiến bộ.
Giúp cha mẹ học sinh tham gia đánh giá quá trình và kết quả học tập, rèn
luyện, quá trình hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất của con em mình;
tích cực hợp tác với nhà trường trong các hoạt động giáo dục học sinh.

CHƯƠNG II: MÔ TẢ SÁNG KIẾN
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
2

Đổi mới cách đánh giá thường xuyên học sinh Tiểu học là hướng tới
quyền lợi của người học, giảm bớt áp lực học tập cho học sinh. Mang đậm tính
nhân văn coi trọng kĩ năng sống, giúp trẻ tự tin hơn về bản thân, phát huy được
tính tích cực tự giác, giao tiếp tốt, biết hợp tác, biết tự quản, tự phục vụ. Thực
hiện đánh giá theo thông tư 22 giúp giáo viên tự đổi mới phương pháp dạy học
đây là yếu tố quan trọng để nâng cao chất lượng giáo dục. Hơn nữa thông tư 22
đặt niềm tin và trao quyền chủ động rất lớn cho giáo viên và nhà trường

1.Thực trạng việc đánh giá thường xuyên học sinh ở trường Tiểu học
Ngay từ khi có Thông tư 30/2014 TT-BGDĐT về đánh giá học sinh Tiểu
học( Hiện nay Bộ giáo dục đã cho ra đời Thông tư số 22/2016 nhằm sửa đổi, bổ
sung một số bất cập trong thông tư 30/ 2014 về một số nội dung song cơ bản
“Đánh giá thường xuyên” không có gì thay đổi nhiều) bản thân giáo viên đứng
lớp gặp không ít những khó khăn về mặt thời gian cũng như cách nhận xét giúp
đỡ học sinh sao cho phù hợp, đạt hiệu quả trong quá trình đánh giá thường
xuyên. Chỉ cần lướt qua các trang mạng xã hội chúng ta thấy vô vàn ý kiến trái
chiều khi Thông tư 30 được đưa ra áp dụng.Từ giáo viên, phụ huynh và đến cả
học sinh đều tỏ ra không hài lòng bởi tất cả đều cảm thấy hoang mang( Đang
chấm điểm thì tự dưng nay lại là nhận xét, rồi lời nhận xét như thế nào cho
đúng) Họ cảm thấy rối bời bởi không biết phải làm thế nào để đánh giá học sinh
được một cách chính xác mà lại không mất nhiều thời gian đồng thời vẫn gây
được hứng thú và động cơ học tập cho học sinh. Chính vì vậy các thầy cô chỉ
biết nhận xét đối phó cho kín các trang giấy của các loại sổ theo yêu cầu để khi
kiểm tra không bị phê bình. Các thầy cô cũng không cần quan tâm đến lời nhận
xét đó có mang lại hiệu quả gì cho bản thân mình trong quá trình giảng dạy và
các em học sinh trong quá trình học tập hay không?
Những ngày đầu khi thực hiện Thông tư 30( nay là thông tư 22) về đánh
giá xếp loại học sinh Tiểu học, do chưa hiểu hết những vấn đề mới trong thông
tư cũng như chưa có kinh nghiệm nên bản thân tôi là giáo viên trực tiếp giảng
dạy và giáo dục học sinh cũng gặp không ít những khó khăn giống như những
đồng nghiệp của mình. Trong mỗi tiết dạy tôi loay hoay vừa dạy vừa nhận xét
3

đánh giá học sinh nhưng sao cảm thấy mất nhiều thời gian quá. Có những tiết
học bị cháy giáo án đến 5-7 phút vì phải chữa bài và nhận xét cho học sinh mà
thực sự học sinh cũng không được nhận xét nhiều như trước kia chấm điểm. Học
sinh thì không thích nhận xét cứ đòi cô phải cho điểm. Còn phụ huynh thì gọi

điện trao đổi chẳng biết con em mình dạo này học tập thế nào… ? Tôi liên tục
phải trả lời điện thoại để giải đáp những thắc mắc cho phụ huynh.
Ví dụ như: Sao cô nhận xét ít thế? Cô nhận xét thế này thì tương đương với mấy
điểm để tôi còn biết khả năng lực học của cháu
2. Những tồn tại, hạn chế
Tinh thần của Thông tư 22 về đánh giá thường xuyên học sinh bằng nhận
xét là rất tích cực song thực tế khi áp dụng giáo viên còn nhiều lúng túng:
2. Lời nhận xét thường xuyên các môn học và các hoạt động giáo dục còn
khái quát, chung chung chưa phù hợp với bài làm nên tác dụng giúp học sinh
tiến bộ còn chưa rõ. Ví dụ như: “Hoàn thành tốt”, “trình bày chưa khoa học” “
Bài làm tốt”. “Em còn tính sai” “ Bài viết chưa được, cần cố gắng”….. Hoặc
cũng có trường hợp giáo viên có nhận xét về nội dung học sinh chưa hoàn thành,
nhưng không tư vấn để học sinh làm lại cho hoàn thành. Ví dụ như: “Nét chữ
đẹp nhưng em viết còn thiếu nét”. “ Em giải toán đố còn lúng túng”…. Thậm chí
cá biệt học sinh có nội dung làm chưa đúng cũng chưa được giáo viên quan tâm,
chỉ dẫn cho các em biết sai ở chỗ nào. Câu từ nhận xét thường khô khan không
mang tính động viên khích lệ.
2.2. Bên cạnh đó, việc nhận xét thường xuyên trong mỗi giờ học cũng tốn
không ít thời gian đặc biệt là đối với lớp có sĩ số trên 30 học sinh. Chính vì lẽ
đó mà các tiết học thường xuyên bị “cháy” giáo án. Cường độ làm việc của giáo
viên quá tải. Các thầy cô thường phải tranh thủ mọi thời gian rảnh rỗi để ghi
nhận xét vào vở cho học sinh, đôi khi tranh thủ cả lúc họp cơ quan. Có thầy cô
phải mang vở của học sinh về nhà để nhận xét vào những ngày nghỉ.
2.3. Về phía học sinh:
Do bị hụt hẫng khi không được chấm điểm, lại thêm việc các thầy cô
không giao bài tập về nhà nên một số học sinh tỏ ra không hứng thú với việc bài
4

vở, thiếu đi động lực phấn đấu. Vì không có động lực phấn đấu và không biết

mức độ học tập của mình nên không ít học sinh đã lơ là trong việc học. Thời
gian rỗi các em thường xem ti vi hoặc chơi điện tử.
2.4.Về phía phụ huynh:
Vì giáo viên nhận xét trong vở cho học sinh còn chung chung, chưa chỉ rõ
biện pháp giúp đỡ cho học sinh đôi khi chỉ là những con dấu khắc sẵn chữ “cô
khen” hoặc hình mặt cười.. nên phụ huynh không biết con em của mình yếu ở
điểm nào? Cần bổ sung ra sao ? Chính vì lẽ đó mà họ thường xuyên than phiền
vì không biết kiểm tra việc học của con ra sao khi thầy cô không chấm điểm.
3. Nguyên nhân dẫn đến những tồn tại, hạn chế trong việc đánh giá
thường xuyên học sinh theo thông tư 22
Qua thực tế tìm hiểu tôi thấy có một số nguyên nhân chủ quan và khách
quan sau:
3.1. Nguyên nhân chủ quan
Thứ nhất: Trước tiên phải kể đến nguyên nhân là do giáo viên trực tiếp
thực hiện việc đánh giá học sinh nhưng lại chưa nghiên cứu kĩ văn bản nên chưa
hiểu hết về nội dung cũng như những điểm mới của thông tư 22. Cũng chính
bởi vậy mà khi tuyên truyền tới học sinh và phụ huynh để cùng phối hợp thực
hiện thì vẫn còn nhiều bất cập sảy ra.
Thứ hai: Lâu nay giáo viên mới chỉ tập trung vào truyền đạt kiến thức,
chưa coi trọng việc đánh giá học sinh, dành nhiều thời gian công sức cho dạy, ít
thời gian công sức cho đánh giá. Giáo viên đã quen với đánh giá cho điểm chỉ
cần một ký hiệu về chữ số đơn giản mất ít thời gian công sức, để xác nhận học
sinh học được gì. Giáo viên cũng như cha mẹ học sinh đều chưa thật sự thấm
nhuần việc phải sát sao với học sinh trong cả quá trình học để tư vấn, giúp đỡ
mà mới chỉ quan tâm tới kết quả cuối cùng.
Thứ ba: Có thể thấy nhiều giáo viên chưa chủ động thực hiện thông tư 22.
Vẫn còn một bộ phận giáo viên chậm chuyển biến nhận thức, không nhiệt tình
tiếp thu cái mới nên thực hiện Thông tư theo kiểu đối phó, qua loa, dẫn đến các
nhận xét mang nhiều cảm tính, không có tác dụng hỗ trợ, giúp đỡ học sinh. Và
5

cũng chính bởi lẽ đó có không ít học sinh tỏ ra lơ là với nhận xét của thầy cô
giáo, nhất là số chậm tiến bộ, gây lo ngại về ý thức học tập không tự giác, không
nỗ lực vươn lên.
Thứ tư: Việc thực hiện đổi mới đánh giá còn đang ở giai đoạn trải nghiệm,
vừa làm vừa học vừa tìm hiểu, vừa làm vừa điều chỉnh. Trong khi đó, giáo viên
bị áp lực tâm lý nặng nề về quản lý hành chính ở cấp cơ sở từ nhiều năm nay, sợ
kiểm tra bắt bẻ của cán bộ quản lý.
Thứ năm : Do công tác tuyên truyền chưa thật sự có tác động sâu đến việc
chuyển biến nhận thức của giáo viên, học sinh, và phụ huynh nên một mặt nào
đó họ chưa có cái nhìn đúng về cách đổi mới của thông tư 22. Đây cũng chính là
nguyên nhân dẫn đến trên các trang mạng xã hội lại có nhiều ý kiến trái chiều
đến như vậy ( Trong đó phải kể đến không ít bộ phận là giáo viên).
3.2. Nguyên nhân khách quan.
Thứ nhất : Do sĩ số ở một số lớp quá đông vượt quá cả quy định của Điều
lệ. Điều này gây áp lực không nhỏ tới giáo viên trong việc đánh giá thường
xuyên bằng nhận xét. Sĩ số đã như vậy, cộng với điều kiện cơ sở vật chất hiện
tại, giáo viên rất khó tổ chức thường xuyên cách học theo nhóm để có thể kiểm
tra được nhiều học sinh trong một tiết học 35- 40 phút.
Thứ hai: Khi triển khai thực hiện thông tư 22 thì từ Bộ Giáo dục đến Sở
và các Phòng chưa tổ chức được nhiều buổi học tập, trao đổi thảo luận và triển
khai thực hiện về cách đánh giá mới nên giáo viên còn nhiều lúng túng khi nhận
xét đánh giá học sinh.
4. Tính cấp thiết của sáng kiến
Để tự tháo gỡ những khó khăn đó cho chính mình đồng thời giúp cho
Thông tư 22 phát huy được hết những ưu điểm trong quá trình đánh giá học
sinh, tôi đã quyết tâm nghiên cứu tìm tòi cho mình những cách làm sáng tạo.
Điều đó sẽ giúp cho việc đổi mới đánh giá thường xuyên học sinh Tiểu học được
thực hiện một cách nhẹ nhàng nhất mà lại có tác dụng thực sự với bản thân mình

trong việc đổi mới phương pháp giảng dạy cũng như việc học tập của các em
học sinh. Hơn nữa đây là một vấn đề đang mang tính chất thời sự được rất nhiều
6

người trong xã hội quan tâm nhưng lại chưa ai có những biện pháp cụ thể nào để
tháo gỡ những khó khăn khi thực hiện cách đánh giá mới này. nên đó cũng
chính là những lí do khiến tôi chọn: “Một số kinh nghiệm đánh giá thường
xuyên học sinh Tiểu học theo Thông tư 22” làm đề tài nghiên cứu cho mình
trong suốt thời gian qua.
II. GIẢI PHÁP ĐỂ THỰC HIỆN SÁNG KIẾN

Thời gian đầu tiên khi mới thực hiện, bản thân tôi còn nhiều lúng túng và
qua thực tế về việc thực hiện Thông tư 22 ở bạn bè đồng nghiệp còn nhiều bất
cập tôi bắt đầu nhận thấy vấn đề cốt lõi ở đây là do cách hiểu và cách làm. Tôi
bắt đầu trải nghiệm những vấn đề mà tôi đặt ra xem hiệu quả của nó như thế
nào. Vấn đề tôi muốn đề cập thứ nhất là về “cách hiểu”. Để hiểu đúng tôi thực
hiện như sau:
1. Biện pháp thứ nhất: Học tập nghiên cứu kĩ Thông tư 22 về đánh
giá học sinh Tiểu học
Như chúng ta vẫn biết để có được cách đánh giá đúng tất nhiên là phải
hiểu cũng giống như muốn làm được một bài toán đúng thì phải một điều không
thể thiếu là hiểu đề bài. Ngoài việc được Tổ chuyên môn và nhà trường tập
huấn triển khai cách thực hiện thông tư 22 thì bản thân tôi đã đọc đi đọc lại
nghiên cứu kĩ từng câu, từ trong thông tư. Kết hợp tìm hiểu thêm các văn bản
khác quy định của Bộ về hướng dẫn thực hiện các Thông tư như “Hướng dẫn
thực hiện đánh giá học sinh tiểu học” của PGS TS Nguyễn Hữu Hợp; Công văn
số 6169/BDGĐT-GDTH về thực hiện đánh giá học sinh Tiểu học..…. Qua tìm
hiểu nghiên cứu tôi thấy chúng ta cần hiểu rõ:
+ Việc đánh giá thường xuyên bằng nhận xét không có nghĩa là cái nào

cũng phải viết trong khi chúng ta được phép nhận xét bằng lời nói thay cho nhận
xét bằng câu từ viết vào vở (phiếu học tập của học sinh). Như vậy trong những
trường hợp “đặc biệt” với những đối tượng học sinh “ đặc biệt” cần sự trợ giúp
của gia đình, bạn bè và cộng đồng thì chúng ta chú ý nhiều đến nhận xét bằng
ngôn ngữ viết. Còn với những đối tượng khác như học sinh làm được bài, mắc
lỗi nhỏ, có tiến bộ… chúng ta chỉ cần quan tâm thường xuyên và nhận xét bằng
7

lời nói kết hợp với cảm xúc tích cực, thái độ thân thiện, khích lệ kịp thời thì sẽ
có tác dụng giáo dục.
+ Một điểm đáng chú ý nữa trong cách đánh giá nhận xét thường xuyên
của giáo viên là phải đảm bảo nguyên tắc “coi trọng sự động viên khuyến khích
tính tích cực và vượt khó trong học tập, rèn luyện của học sinh”.Như vậy lời
nhận xét không những phải mang tính chất động viên khích lệ mà còn giúp học
sinh nhận ra được lỗi sai và cách sửa lỗi. Đồng thời, lời nhận xét đó cũng phải
có tác dụng giúp cho phụ huynh hiểu con em mình đang yếu ở điểm nào để có
biện pháp phối hợp cùng giáo viên giáo dục học sinh.
Ví dụ: Khi dạy bài nhân với số có 2 chữ số ở môn toán lớp 4, một học
sinh yếu về kĩ năng nhân do chưa thuộc kĩ bảng nhân và thường hay quên nhân
không có nhớ giáo viên có thể nhận xét bằng lời như sau: “ Em đã tìm ra được
cách giải bài toán, như vậy là rất tốt. Nếu em cẩn thận kiểm tra lại từng bước
tính xem có nhớ hay không thì chắc chắn em sẽ làm đúng hoàn toàn. Cô tin là
em sẽ khắc phục được vấn đề này” Còn nếu viết câu nhận xét vào vở thì ta có
thể viết: “ Em đã biết cách giải toán. Cô khen! Nhưng cần kiểm tra lại các bước
tính để có kết quả đúng em nhé!”
Chúng ta thấy với lời nhận xét này thì trước hết giáo viên đã động viên
sự tiến bộ của học sinh đó trước, sau đó mới đưa ra biện pháp cụ thể để học sinh
khắc phục nhược điểm của mình. Đối với nhận xét bằng lời thì giáo viên có thể
kết hợp với nụ cười tươi và cái vỗ vai nhẹ thì sẽ làm cho học sinh đó thêm tự tin

và có ý chí phấn đấu.
Như vậy ngoài những điều quy định rõ ràng thì giáo viên cần nắm được
tính mới, tính mở của thông tư. Đó chính là điều giúp chúng ta sẽ giảm bớt được
áp lực quá tải về đánh giá thường xuyên trong quá trình thực hiện.
Hiểu là một chuyện nhưng thực hiện như thế nào lại là cả một quá trình
trải nghiệm thực tế. Với những cố gắng của bản thân tôi đã thực hiện theo các
biện pháp sau:
2. Biện pháp thứ 2: Tuyên truyền phổ biến cách đánh giá mới đến
toàn thể học sinh và phụ huynh
8

Để thực hiện tốt việc đánh giá học sinh thì đây là vấn đề tôi quan tâm đầu
tiên bởi lẽ việc làm này một mình thầy cô không thể làm được mà phải có sự
phối hợp của học sinh cũng như phụ huynh.
Với học sinh: Thông qua các buổi sinh hoạt, hoạt động ngoại khóa tôi
triển khai nội dung hình thức đánh giá mới tới các em. Một lần, hai lần và nhiều
lần rồi các em sẽ hiểu và thực hiện. Để tiện cho các em có cơ sở để quan sát theo
dõi đánh giá lẫn nhau tôi cho trưng bày các tiêu chí đánh giá ngay tại lớp học.
Mỗi ngày tới lớp các em đều được đọc để tự rèn luyện bản thân cũng như đánh
giá nhau trong quá trình học tập và hoạt động cả ở lớp cũng như ở nhà. Khi các
em đã hiểu thì việc các em thực hiện sẽ hiệu quả hơn. Điều đó cũng giúp cho các
em có cơ hội rèn kĩ năng giao tiếp hợp tác một các tự tin. Đồng thời nó cũng
giúp giáo viên có thêm những thông tin đánh giá toàn diện hơn từ phía học sinh.
Với phụ huynh: Tôi tranh thủ những buổi họp phụ huynh của lớp, phối
hợp với các khu hành chính để tham dự các buổi họp khu nhằm triển khai nội
dung đánh giá mới cũng như phân tích để phụ huynh hiểu những quan điểm tích
cực của thông tư. Qua đó tôi cũng đề ra một số biện pháp cụ thể hướng dẫn phụ
huynh phối hợp với giáo viên trong việc đánh giá các mặt hoạt động của học
sinh khi ở nhà. Ví dụ như: Lấy tiêu chí động viên khích lệ và sau đó là hướng

dẫn cách khắc phục lỗi sai thay cho việc quát mắng khi các con chưa thực hiện
tốt một vấn đề nào đó. Khi có những yêu cầu của giáo viên cho các con về nhà
thực hiện thì phụ huynh cần phối hợp kiểm tra giám sát và thông tin với giáo
viên để có những điều chỉnh phù hợp với tính cách của từng học sinh.
– Cụ thể như: Với 1 học sinh A chưa biết cách quét sân; sau khi được giáo
viên quan tâm hướng dẫn cách làm trực nhật ở lớp và cô có yêu cầu về nhà con
thực hiện thường ngày việc quét sân, quét nhà giúp cha mẹ. Thay vì phụ huynh
phản ứng rằng “con quét không sạch để mẹ làm cho” thì phụ huynh hãy khen
con rằng “Con làm tốt lắm nhưng nếu con biết quét các nhát chổi đều nhau và
liên tục như thế này thì con quét sẽ sạch hơn nhiều. Mẹ hi vọng ngày mai con sẽ
quét sạch hơn nữa nhé”. Sau đó phụ huynh có thể điện thoại trao đổi với giáo
viên về thái độ cũng như cách thực hiện việc làm của con ở nhà. Với cách hướng
9

dẫn như vậy thì sẽ làm cho tình cảm mẹ con, cô trò, phụ huynh giáo viên thêm
gắn kết và hiệu quả giáo dục sẽ tăng lên rõ rệt.
Vậy là rõ ràng việc làm đó của gia đình cũng như thầy cô giúp cho các
em làm việc và học tập vì động lực thúc đẩy chứ không phải vì áp lực “sợ” mà
phải làm.
3. Biện pháp thứ 3: Sử dụng linh hoạt các kĩ thuật đánh giá trong
quá trình học tập các môn học
Để có nhận xét xác đáng, hiệu quả đối với học sinh thì giáo viên phải dựa
vào nội dung bài học, căn cứ vào sản phẩm đạt được của học sinh ở mức độ nào
đối chiếu với chuẩn kiến thức kỹ năng xem còn hạn chế gì, đồng thời hướng dẫn
học sinh biết tự đánh giá mình và đánh giá bạn, khuyến khích phụ huynh tham
gia đánh giá học sinh.
Trong quá trình đánh giá thường xuyên tôi thường sử dụng một số các kĩ
thuật đánh giá sau:
3.1. Quan sát.

Quan sát là một trong những kĩ thuật dạy học được áp dụng hàng ngày từ
kết quả của những buổi sinh hoạt chuyên môn chuyên đề theo hướng đổi mới.
Đối tượng được hướng tới trong giờ học là học sinh.
Mục đích quan sát: để thu thập thông tin một cách có hệ thống nhằm giúp
giáo viên và học sinh cải thiện kết quả giáo dục, dạy học: để biết được những ưu
điểm cần phát huy, nhược điểm cần giúp đỡ khắc phục…
Các nội dung quan sát :
+ Quan sát hành vi của học sinh: Quan sát về sắc thái, nét mặt, lời nói,
hành động, cử chỉ… để đưa ra những những nhận định như: học sinh đã hiểu
nhiệm vụ chưa? Có chú tâm vào việc thực hiện nhiệm vụ không?
+ Quan sát sản phẩm của học sinh: căn cứ vào mức độ hoàn thành nội
dung theo yêu cầu của bài học.
Trong quá trình quan sát chúng ta cần chú ý đến vị trí quan sát thích hợp,
để có thể kiểm soát được toàn bộ học sinh trong lớp mà không ảnh hưởng đến
hoạt động học tập của các em.
10

* Ví dụ nhận định qua quan sát:
Quan sát thấy nét mặt biểu lộ hoài nghi, ngơ ngác hoặc tư thế không bình
thường, người lắc lư … có thể là dấu hiệu học sinh chưa thực sự hiểu nhiệm vụ.
* Ví dụ thực hiện kĩ thuật quan sát:
Để theo dõi một/nhóm học sinh thường bị chậm tiến độ khi thực hiện
một hoạt động. Cách quan sát như sau:
Khi giao nhiệm vụ cho cả lớp, giáo viên quan sát xem học sinh đã sẵn
sàng chuẩn bị cho việc thực hiện nhiệm vụ học tập chưa?
Đứng gần quan sát xem học sinh này đã tập trung vào việc học hay chưa?
Có thể em đang làm việc riêng, hoặc còn chưa hiểu nhiệm vụ được giao.
Đến tận nhóm học sinh đang học để quan sát chung cả nhóm, xem học
sinh nào đang gặp khó khăn hoặc cần sự giúp đỡ gì?

Các thông tin quan sát đó là cơ sở để giáo viên đưa ra các quyết định tác
động, động viên, giúp đỡ kịp thời học sinh trong học tập. Sự can thiệp giúp đỡ
có thể tiến hành ngay sau khi thu được thông tin quan sát, hoặc ghi lại trong
Nhật kí đánh giá của giáo viên để đưa ra quyết định giúp đỡ, can thiệp sau.
3.2. Phỏng vấn nhanh
Phỏng vấn giúp giáo viên khẳng định những nhận xét ban đầu qua quan
sát về mức độ đạt được theo tiến độ bài học của học sinh. Nếu học sinh thực
hiện nhiệm vụ chậm hơn tiến độ chung thì cần có ngay biện pháp can thiệp như
hỗ trợ trực tiếp, nhờ nhóm bạn hỗ trợ để học sinh có thể đẩy nhanh tốc độ học.
Nội dung câu hỏi phỏng vấn không chỉ hỏi về kiến thức mà còn hỏi về hướng xử
lí một tình huống cụ thể, về thái độ của học sinh trước tình huống.
Ví dụ: Khi thấy học sinh đang loay hoay mà chưa thể làm xong bài toán giáo
viên có thể hỏi: Em thấy khó ở chỗ nào? Em có biết bạn nào có thể giúp em
không?
3.3. Đánh giá sản phẩm của học sinh.
Sử dụng kết quả đánh giá để thực hiện sự trợ giúp kịp thời và điều chỉnh
việc thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh phù hợp với các tình huống:

11

Nếu còn nhiều thời gian: Đưa ra một số yêu cầu cao hơn đối với các em có
kết quả đúng, tốt, đạt yêu cầu. Những em có kết quả sai, chưa đạt yêu cầu thì
được làm lại với sự trợ giúp bằng cách gợi ra nguyên nhân dẫn đến kết quả sai,
chưa đạt yêu cầu để các em thực hiện lại đúng quy trình và đưa ra kết quả đúng.
Sắp hết thời gian: Cho những học sinh hoàn thành và có kết quả đúng
chuyển sang hoạt động tiếp theo. Học sinh có kết quả sai, chưa đạt yêu cầu cùng
với những học sinh chưa hoàn thành tiếp tục thực hiện hoạt động với sự trợ giúp
của giáo viên.
Hết thời gian: Những học sinh hoàn thành mà kết quả sai hoặc chưa đạt

thì chấp nhận sự khác nhau về thời gian và tốc độ học của học sinh, vẫn cho
chuyển sang hoạt động tiếp theo. Tuy nhiên cần ghi lại những nguyên nhân, biện
pháp đã trợ giúp, tiếp tục hỗ trợ riêng học sinh hoàn thành nhiệm vụ và theo dõi
thường xuyên để hỗ trợ kịp thời trong từng hoạt động và động viên những tiến
bộ trong quá trình học tập tiếp theo của học sinh. Với những học sinh chưa hoàn
thành nhiều kiến thức thì nên thường xuyên nhận xét bằng lời kết hợp lựa chọn
ghi vào vở những nội dung cơ bản nhất để giúp các em tiến bộ, nếu ghi nhiều
nội dung, các em rất dễ bị rối và gặp khó khăn khi đọc lời nhận xét của giáo
viên. Như vậy chúng ta cần vận dụng linh hoạt để đưa ra các tình huống xử lí
thích hợp
3.4. Tham khảo kết quả tự đánh giá và đánh giá của nhóm học sinh.
Dựa vào những nhận xét, đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ của chính học
sinh hoặc nhóm bạn học để xác định mức độ hoàn thành nhiệm vụ của học sinh.
Tùy từng trường hợp mà giáo viên có thể đánh giá để đưa ra giải pháp thích hợp.
Ví dụ: Khi học sinh phát biểu về một vấn đề, giáo viên có thể đề nghị
nhóm bạn cùng học hoặc bạn của nhóm khác có nhận xét về phát biểu đó. Học
sinh có thể đưa ra ý kiến bảo vệ quan điểm và cuối cùng giáo viên gợi ý để học
sinh tự thống nhất những quan điểm chung về vấn đề đó hoặc để các em được
bảo lưu các ý kiến khác nhau và coi đó là những nhiệm vụ cần tiếp tục tìm hiểu,
giải quyết sau.
3.5. Tham khảo ý kiến đánh giá của phụ huynh
12

Ý kiến của phụ huynh luôn là nguồn thông tin để giáo viên tham khảo
trong đánh giá thường xuyên kết quả giáo dục của học sinh. Một số đặc điểm
riêng của học sinh được phụ huynh cung cấp sẽ giúp cho giáo viên đánh giá đầy
đủ, chính xác và phối hợp tốt hơn với gia đình trong giáo dục học sinh.
Ví dụ: Dựa vào thông tin phụ huynh cung cấp về vận động tay của học
sinh thỉnh thoảng bị run, giáo viên sẽ đánh giá học sinh hoàn thành nhiệm vụ vẽ

các đường viền trong bức tranh (dù chưa được chuẩn xác) .
4. Biện pháp thứ 4: Đánh giá thường xuyên thông qua các hoạt động
giáo dục
Việc đánh giá thường xuyên học sinh tiểu học không chỉ đánh giá dựa trên
sự tiến bộ và kết quả học tập theo chuẩn kiến thức kĩ năng các môn học mà đánh
giá thông qua cả các hoạt động giáo dục. “ Các hoạt động giáo dục” ở đây bao
gồm : Giáo dục tập thể và giáo dục ngoài giờ lên lớp. Mỗi tuần ít nhất chúng ta
có 2 tiết hoạt động tập thể đó là tiết Chào cờ đầu tuần, sinh hoạt lớp vào cuối
tuần và 1 tiết hoạt động ngoài giờ lên lớp.
Với tiết sinh hoạt tập thể đầu tuần và cuối tuần tôi giao quyền chủ động
cho các cán bộ phụ trách lớp. Các em tự giác tổ chức và tham gia các hoạt động
học tập như: Tập hợp đội hình đội ngũ, báo cáo, thảo luận, nêu ý kiến nhận xét
đánh giá bản thân và bạn bè. Tự đề xuất hướng khắc phục nhược điểm và kế
hoạch phấn đấu trong tuần tiếp theo. Trong những tiết học đó thì vai trò của giáo
viên chủ yếu là quan sát hướng dẫn và tư vấn cho các em để các em có những kĩ
năng cần thiết khi thực hiện các nhiệm vụ:
Ví dụ: Trong tiết sinh hoạt lớp, khi các em có ý kiến nhận xét góp ý cho
bạn về việc bạn không hoàn thành nhiệm vụ trực nhật làm lớp bị trừ điểm thi
đua do bạn phải bán hàng ăn sáng giúp mẹ thì giáo viên có thể nhận xét và tư
vấn cho các em về cách nhận xét bạn: Em cần nêu những điểm tốt và khen bạn
trước sau đó mới nêu điểm hạn chế(Chưa hoàn thành nhiệm vụ trực nhật.)
Nhưng chúng ta cần hiểu lí do bạn chưa hoàn thành nhiệm vụ ở đây là do hoàn
cảnh gia đình khó khăn bạn phải tranh thủ giúp mẹ thì đây lại là việc làm đáng
được tuyên dương. Vậy hướng khắc phục để bạn hoàn thành nhiệm vụ là chúng
13

ta dành thêm thời gian trực nhật giúp bạn và bạn cũng cần sắp xếp thời gian hợp
lí hơn chút nữa để có thể cùng các bạn hoàn thành phần nhiệm vụ của mình Khi
nhận xét em nên dùng lời nói nhẹ nhàng để bạn dễ tiếp thu.

Như vậy với cách tư vấn giúp đỡ trên giáo viên đã giúp các em nhìn nhận
vấn đề một cách nhẹ nhàng, tăng thêm tính thân thiện, gần gũi, gắn bó, đoàn kết
Kĩ năng giao tiếp với bạn bè thầy cô qua hoạt động này cũng được bộc lộ. Qua
đó giáo viên có thể quan sát và đánh giá được khả năng giao tiếp, hợp tác, sự
chia sẻ cảm thông với hoàn cảnh của bạn cũng như sự tiếp thu tự nhận lỗi và sửa
lỗi của các em.
Đối với tiết Hoạt động ngoài giờ lên lớp theo các chủ điểm như chào
mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11, ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt
Nam 22-12… tôi cũng tạo điều kiện để các em phát huy khả năng tự quản của
mình bằng cách: Cho lớp tự lập kế hoạch, tự tiến hành thực hiện các công việc,
tự kiểm tra đánh giá các hoạt động của mình. Trong quá trình các em tham gia
hoạt động giáo viên cũng thực hiện quan sát các hành vi, hoạt động của học sinh
để phát hiện và ghi nhận những biểu hiện tích cực như biết hợp tác và làm việc
theo sự phân công của tổ, nhóm.Cố gắng tự hoàn thành nhiệm vụ hoặc hoàn
thành khi có sự trợ giúp của bạn bè… Bên cạnh đó giáo viên cũng nhận ra những
điểm hạn chế cần khắc phục trong việc thực hiện nhiệm vụ học tập để có những
tư vấn giúp đỡ các em thực hiện tốt hơn.
5. Biện pháp thứ 5: Kết hợp đánh giá thường xuyên các môn học và
hoạt động giáo dục với đánh giá năng lực, phẩm chất
Mặc dù đây là hai nội dung đánh giá khác nhau nhưng đó lại là những vấn
đề không thể tách rời trong quá trình đánh giá thường xuyên học sinh bởi lẽ
năng lực phẩm chất sẽ biểu hiện trong quá trình tiếp thu và hoàn thành nhiệm vụ
học tập, giáo dục. Ngược lại việc có hoàn thành nhiệm vụ học tập, giáo dục hay
không lại phụ thuộc nhiều vào năng lực phẩm chất của từng em. Chính vì vậy để
có kết quả học tập tốt thì việc đưa các em vào môi trường học tập tích cực là rất
quan trọng bởi qua đó thì các em mới được rèn luyện và bộc lộ rõ những năng
lực phẩm chất của mình. Hiểu rõ điều này tôi bắt đầu phát huy vai trò của một
14

người giáo viên chủ nhiệm lớp. Công việc tôi quan tâm để có cách đánh giá
thường xuyên về năng lực phẩm chất có hiệu quả là : Xây dựng “lớp học thân
thiện, học sinh tích cực”
“Xây dựng lớp học thân thiện” là tạo ra môi trường học tập thân thiện, an
toàn, gần gũi với học sinh, làm cho học sinh cảm thấy “mỗi ngày đến trường là
một ngày vui”. Xây dựng được “lớp học thân thiện” thì sẽ có “học sinh tích
cực”.Công việc “xây dựng lớp học thân thiện, học sinh tích cực” gồm nhiều
bước xong ở phạm vi nghiên cứu tôi chỉ đề cập tới một vấn đề đó là:
+ Xây dựng góc thi đua : Góc thi đua của lớp là hình ảnh của một ngôi
nhà chung mà phía trong ngôi nhà là tên của từng thành viên trong lớp với
những ngôi sao nhỏ lấp lánh mà các em được trao sau mỗi tuần có thành tích
phấn đấu. Đó cũng chính là nơi các em theo dõi kết quả phấn đấu rèn luyện năng
lực phẩm chất của mình trong mọi hoạt động chứ không riêng gì trong họp tập
để các em tự điều chỉnh và có phương hướng phấn đấu. Vào cuối tuần, trong tiết
sinh hoạt tập thể bản thân cô giáo chủ nhiệm sẽ cùng học sinh trong lớp đánh giá
về mức độ hoàn thành và sự tiến bộ về năng lực phẩm chất của từng em và
không quên nhắc nhở, tư vấn để các em hoàn thành tốt hơn trong tuần tiếp theo.
Nếu em nào có sự tiến bộ rõ rệt so với bản thân về một trong ba nội dung đánh
giá hoặc cả ba nội dung thì được lớp và cô giáo trao một ngôi sao gắn lên góc
thi đua. Để tiện cho việc theo dõi và thực hiện nhiệm vụ này tôi đánh máy
những nội dung đánh giá theo đúng thông tư 30 rồi cho đóng khung trang trí đẹp
và treo lên góc học tập.
Kết hợp với sự quan sát theo dõi của bản thân thì với cách làm này tôi đã
có được cách đánh giá năng lực phấm chất của học sinh một cách chính xác
thường xuyên và có hiệu quả. Các em sẽ theo dõi lẫn nhau để tự đánh giá bạn và
cũng chính từ việc đánh giá bạn các em sẽ rút kinh nghiệm trong việc rèn luyện
bản thân mình cả khi ở lớp cũng như ở nhà. Việc làm này là cơ sở để cuối kì và
cuối năm học giáo viên và học sinh có căn cứ để bình bầu và đề nghị xét khen
thưởng những học sinh có sự tiến bộ trong quá trình học tập và rèn luyện.
III. KẾT QUẢ VÀ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG, NHÂN RỘNG

15

1. Kết quả đạt được
Qua hơn 3 năm trải nghiệm tôi thấy những biện pháp mình làm đã mang
lại hiệu quả rõ rệt. Chất lượng giáo dục lớp do tôi chủ nhiệm và giảng dạy đã
tăng lên đáng kể : Kết quả điểm kiểm tra cuối năm ở các môn đánh giá bằng
điểm số cụ thể như sau:
Năm học 2016-2017 ( Sĩ số 20 em)
Môn

9-10

7-8

5-6

Dưới

Năm học 2017-2018 ( Sĩ số 38 em)
9-10

5
TS % TS % TS % TS % TS
Toán

4

7-8

5-6

%

TS

%

TS

%

Dưới
5
TS %

20

8

40

8

40

0

15

39,5

21

55,2

2

5,3

0

T. Việt

4

20

8

40

8

40

0

13

34,2

20

52,6

5

13,2

0

Khoa học

5

25

9

45

6

30

0

15

39,5

13

34,2

10

26,3

0

LS- ĐL

6

30

8

40

6

30

0

16

42,1

16

42,1

6

15,8

0

Kết quả giáo dục của tất cả các môn học còn lại đều Hoàn thành 100%
Năng lực-Phẩm chất: Đạt 100%
Hoàn thành chương trình Tiểu học, hoàn thành chương trình lớp học đạt: 100%
Nhìn vào bảng thống kê và số liệu trên ta thấy. Chất lượng của các môn
đánh giá bằng điểm số đã có chuyển biến tích cực. Tỷ lệ học sinh hoàn thành nội
dung 4 môn học cuối năm đạt 100%. Không những vậy mà tỷ lệ điểm 9-10 của
năm sau cao hơn năm trước. Như vậy rõ ràng các biện pháp thực hiện cải tiến
của tôi trong suốt 3 năm qua đã đem lại những hiệu quả thiết thực.
* Đối với nửa đầu học kì I năm học 2018-2019 kết quả kiểm tra giữa kì
đạt 100% từ điểm 5 trở lên trong đó tỷ lệ điểm 7 trở lên đạt tới 90,3%. Về phía
học sinh tôi thấy các em rất hứng thú say mê học tập. Nhiều em có kết quả học
tập của năm 2017-2018 chỉ ở mức Hoàn thành song các em đã vươn lên Hoàn
thành tốt(theo lượng hóa ở TT22 mà tôi đã bắt đầu vận dụng)
Bên cạnh những tiến bộ về điểm số có một điều mà bản thân tôi vô cùng
hài lòng đó là ý thức học tập và rèn luyện của học sinh tiến bộ trông thấy. Lớp
của tôi chủ nhiệm năm học 2017-2018 là một tập thể lớp yếu kém về mọi mặt so
với các tập thể khác trong toàn trường. Ở những năm học trước, trong các đợt
16

thi đua bao giờ lớp cũng bị xếp cuối cùng kể cả về học tập. Suốt nhiều năm liên
tục như vậy, chỉ cần nhắc tới lớp thôi là thầy cô nào cũng lắc đầu ngao ngán.
Nhưng thực tế qua một năm rèn luyện phấn đấu tập thể lớp ấy đã vươn lên dẫn
đầu toàn trường trong tất cả các đợt thi đua. Các thành viên trong lớp từ học sinh
cá biệt nhất cũng có sự thay đổi diệu kì. Những lời động viên khích lệ của cha
mẹ thầy cô và bạn bè trong từng ngày, từng tuần, từng tháng giống như một liều
thuốc bổ là động lực giúp các em phấn đấu rèn luyện không ngừng. Có những
em chữ viết đầu năm không thành chữ (các bạn thường trêu đùa là viết tiếng
anh). Vậy mà cuối năm nhìn vào bài kiểm tra các bạn và thầy cô không khỏi ngỡ
ngàng khi bài đó được 7 điểm. Lại có những học sinh bố mẹ thường xuyên bị
thầy cô mời đến trường vì con học kém và mắc quá nhiều khuyết điểm thì năm
học này phụ huynh tự hào nói rằng “ Sao thông tư 22 không ra sớm hơn để các
cháu có thể tự tin vươn lên mà không bị mặc cảm so với bạn bè”
Như vậy là một vấn đề nữa ở đây là phụ huynh lớp tôi đã hiểu và hợp tác
với thầy cô rất nhiều trong quá trình giáo dục học sinh. Những cuộc gọi điện
trao đổi của phụ huynh không còn những ý kiến thắc mắc là “Tại sao cháu nhà
tôi kiểm tra được 7-8 mà cháu lại không được khen như các cháu khác” như ở
một số lớp khác trong trường. Thay vào đó những ý kiến trao đổi như : “ Cô ơi
tôi thấy cháu dạo này tự giác ngồi vào bàn học buổi tối mà không cần bố mẹ
phải giục”. Hay như : “Cô cần gọi cháu phát biểu ý kiến nhiều để cháu mạnh
dạn hơn khi nói trước đám đông”…
Thông qua các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, các em đã có cơ hội
thể hiện được năng lực và phẩm chất cũng như những kĩ năng sống của mình.
Các em đã biết tự lập kế hoạch và tổ chức được những buổi chào mừng ngày
20-10, 8-3 hay buổi tổng kết chia tay cuối khóa học thật chu đáo, chứa chan bao
tình cảm và thực sự có ý nghĩa. Khi gặp khó khăn các em biết nhờ sự trợ giúp
của giáo viên của phụ huynh và bạn bè khác để hoàn thành kế hoạch đặt ra. Mỗi
ngày đến trường các em luôn làm cho không khí của lớp ấm cúng, vui tươi bằng

những việc như trang trí, vệ sinh lớp học sạch sẽ. Nhân ngày 20-11 hay ngày 8-3
ngoài việc phấn đấu học tập thì các em còn biết tự tay làm tặng bà, tặng mẹ,
17

tặng cô và bạn gái những bó hoa chứa đựng những tình cảm chân thành. Như
vậy là các em đã biết chia sẻ động viên và thể hiện sự quan tâm của mình đối
với mọi người xung quanh. Từ những hoạt động thực tế kĩ năng sống của các
em đã tích lũy được nhiều hơn.
Không những kết quả học tập tăng lên, kĩ năng sống được rèn luyện mà
mối quan hệ thầy trò cũng trở nên vô cùng tốt đẹp. Những lời đánh giá nhận xét
xác đáng của cô trong mỗi giờ lên lớp làm cho các em cảm nhận được tấm lòng
và sự quan tâm đặc biệt mà cô dành cho mình. Tình cảm thầy trò ngày càng trở
nên gắn bó xóa đi những tâm trạng lo lắng, sợ sệt thầy cô như trước đây. Xa cô
một ngày các em cảm thấy nhớ và luôn mong được ở bên cô. Kết thúc năm học
chia tay với mái trường và thầy cô rồi mà các em vẫn tranh thủ những lúc rỗi
đến trường để được gặp cô, được nhìn thấy cô bởi các em luôn coi cô như người
mẹ thứ hai của mình như các em vẫn thường tâm sự. Có lẽ đây là điều hạnh
phúc nhất của những người làm thầy như chúng ta.
Một điều đáng nói nữa là trong mỗi tiết học việc đánh giá nhận xét thường
xuyên học sinh đã trở nên nhẹ nhàng hơn. Số lượng học sinh được nhận xét
trong mỗi tiết học hầu như đạt 100% bằng các hình thức nhận xét như lời
nói,chữ viết, và sự đánh giá nhận xét của bạn bè. Không còn việc giáo viên ngồi
một chỗ chấm điểm như trước đây mà thay vào đó là sự quan sát trực tiếp từ quá
trình làm bài đến khi học sinh hoàn thành sản phẩm và có những lời khích lệ,
giúp đỡ kịp thời. Điều đó giúp cho 100% học sinh được quan tâm trong một tiết
học mà giáo viên không “ bỏ sót” em nào.
2. Khả năng áp dụng, nhân rộng của sáng kiến
Sau khi tiến hành trải nghiệm sáng kiến của mình và kết quả mang lại rất
khả quan tôi đã mạnh dạn chia sẻ cùng đồng nghiệp những kinh nghiệm của

mình thông qua các buổi sinh hoạt chuyên môn, đặc biệt là các buổi sinh hoạt
chuyên đề. Những sáng kiến của tôi đã được các bạn bè đồng nghiệp và Ban
giám hiệu nhà trường đánh giá cao và đưa vào áp dụng trong tất cả các khối lớp.
Trong những năm học qua các đồng nghiệp của tôi đã áp dụng và sử dụng khá
thành thạo cách đánh giá mới, không còn những lời kêu ca than vãn về vấn đề
18

đánh giá học sinh như hồi đầu mới thực hiện nữa. Phụ huynh cũng đã hiểu vấn
đề, thường xuyên phối hợp cùng thầy cô trong việc đánh giá, giáo dục con em
mình. Cách đánh giá giờ đây các thầy cô cảm thấy nhẹ nhàng, học sinh hứng thú
và chất lượng đại trà ngày càng được nâng lên và đi vào thực chất. Trường tôi
tuy là một trường miền núi,nhỏ bé, nằm xa trung tâm huyện nhất nhưng chất
lượng đại trà cũng như chất lượng mũi nhọn luôn được xếp vào tốp đầu so với
toàn huyện. Không những chỉ có giáo viên trong trường áp dụng mà một số các
đồng nghiệp là bạn bè của tôi ở các trường bạn trong và ngoài huyện cũng đã
được tôi chia sẻ và áp dụng có hiệu quả tích cực.
IV. GIẢI PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN

– Thay đổi nhận thức về cách đánh giá thường xuyên học sinh theo đúng
tinh thần thông tư 22
– Lên kế hoạch thực hiện từng bước theo kĩ thuật đánh giá mới.
– Nghiên cứu kĩ văn bản để hiểu đúng cách đánh giá và thực hiện một
cách triệt để, tránh qua loa hình thức
– Phối hợp với phụ huynh học sinh trong quá trình đánh giá để đạt kết quả
tối ưu
Trong thời gian tới tôi sẽ tiếp tục duy trì đổi mới hơn và nhân rộng sáng
kiến để khả năng áp dụng được nhiều hơn nữa.

CHƯƠNG III: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ

1. Kết luận
Như vậy cách đánh giá thường xuyên bằng điểm số trước đây mới chỉ chú
trọng đến việc “đo lường” kết quả học tập, việc nắm kiến thức bằng cách cho
19

điểm, chưa chú ý đến năng lực và phẩm chất học sinh, chưa thực sự quan tâm
đến các biện pháp hướng dẫn, giúp đỡ kịp thời học sinh vượt qua những khó
khăn để học tập, rèn luyện tốt hơn nên chưa thực sự góp phần tạo hứng thú,
động viên tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh. Còn thực hiện
việc đánh giá mới đúng theo thông tư 22 là không chỉ xác nhận học sinh học
được gì, mà còn đánh giá quá trình các em học như thế nào, tư vấn hướng dẫn,
giúp đỡ, động viên cụ thể phù hợp với từng đối tượng học sinh, vận dụng kiến
thức ấy như thế nào. Những lời phê, những “điểm số” bằng lời đã động viên
tinh thần học tập của các em, giúp giáo viên – học sinh – phụ huynh gần nhau
hơn qua những thông điệp chứa đựng tình cảm và trách nhiệm.
Để việc áp dụng đánh giá thường xuyên theo thông tư 22 có hiệu quả tôi
rút ra những bài học kinh nghiệm như sau:
+ Trước hết chúng ta phải nghiên cứu kĩ thông tư để có cách hiểu và cách
làm đúng.
+Trong các buổi sinh hoạt chuyên môn hoặc ngoài giờ lên lớp chúng ta
hãy tích cực trao đổi thảo luận học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau để nâng cao năng
lực nhận xét đánh giá thường xuyên học sinh.
+ Khi nhận xét học sinh bằng ngôn ngữ nói hay viết thì lời nhận xét đó
vừa phải mang tính động viên khích lệ vừa phải chỉ ra được những lỗi sai và
biện pháp khắc phục. Qua đó giúp cho học sinh và cả phụ huynh khi kiểm tra
con mình đều biết được cần phải làm gì để khắc phục lỗi sai.
+ Mỗi thầy cô giáo hãy tự nâng cao ý thức trách nhiệm của bản thân, ít
than phiền mà thay vào đó là suy nghĩ cách làm sao cho việc làm đó trở nên đơn

giản hơn. Nếu lớp nào giáo viên thấy ý thức học tập của học sinh mình kém đi
thì cần tìm hiểu kỹ nguyên nhân học sinh của mình không chăm học, có thể là
do nội dung học tập các em không hiểu, không thiết thực, không hứng thú, có
thể là cách tổ chức dạy học chưa lôi cuốn học sinh làm việc, cách đánh giá của
thầy cô chưa cụ thể, thiết thực… từ đó chúng ta sẽ tìm cách khắc phục.
+ Không tự ép buộc bản thân mình ghi nhận xét vào vở mấy lần trên
tháng vì như thế không đúng tinh thần của thông tư 22 mà tạo ra áp lực nặng nề.
20

Giáo viên sử dụng các hình thức, nội dung nhận xét linh hoạt sao cho mục đích
cuối cùng là học sinh tiến bộ so với chính bản thân em đó.
+ Hãy sử dụng thời gian đánh giá hợp lí trong lớp học, các tiết nghỉ, tranh
thủ sự hỗ trợ đánh giá của học sinh với nhau để đảm bảo nhiều học sinh được
đánh giá hơn .Chúng ta cần hiểu được ý nghĩa lớn lao của “lời nhận xét chân
tình” cho học sinh của mình. Việc chuyển đổi ban đầu hơi khó khăn nhưng dần
sẽ quen và thấy được hiệu quả của nó.
2. Kiến nghị
* Với tổ chuyên môn
Để khả năng thích ứng với cách đánh giá mới theo tinh thần thông tư
30/2014 và TT22/2016( có hiệu lực từ ngày 6/11/2016) của giáo viên, học sinh
và phụ huynh tốt hơn, tổ chuyên môn cần phải đẩy mạnh hơn nữa khâu tuyên
truyền, giải thích, hướng dẫn thực hiện thông qua việc đổi mới sinh hoạt chuyên
môn và công tác xã hội hóa giáo dục.
Mọi sản phẩm làm ra cho dù tốt đến mấy, chất lượng cao đến mấy cũng
không thể hoàn hảo tuyệt đối. Sáng kiến kinh nghiệm của tôi cũng vậy. Tuy tôi
đã rất cố gắng nhưng không thể tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế. Rất mong
được sự đóng góp của các đồng nghiệp và cán bộ quản lí để sáng kiến của tôi
hoàn thiện hơn và được triển khai áp dụng rộng rãi trong các năm học tiếp theo.
Hạ Hòa, ngày 25 tháng 11 năm 2018

Người thực hiện

Đặng Thị Thu Hằng

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Ban chấp hành Trung
ương về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công
21

nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.
2. Chiến lược phát triển giáo dục 2011 – 2020, ban hành theo Quyết định

số 711/QĐ-TTg ngày 13/6/2012 của Thủ tướng Chính phủ.
3. Quy định đánh giá học sinh tiểu học ban hành theo Thông tư số
30/2014/TT-BGDĐT ngày 28/8/2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
4. Công văn số 6169/BDGĐT-GDTH về thực hiện đánh giá học sinh Tiểu
học.
5. PGS-TS NGUYỄN HỮU HỢP : “Hướng dẫn thực hiện đánh giá học sinh

tiểu học” theo TT30/2014/TT-BGDĐT của Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà
Nội năm 2015.

22

III. Mục tiêuGiúp giáo viên kiểm soát và điều chỉnh, thay đổi giải pháp, hình thức tổ chức triển khai hoạtđộng dạy học, hoạt động giải trí thưởng thức ngay trong quy trình và kết thúc mỗi giaiđoạn dạy học, giáo dục ; kịp thời phát hiện những nỗ lực, văn minh của học sinhđể động viên, khuyến khích và phát hiện những khó khăn vất vả chưa thể tự vượt qua củahọc sinh để hướng dẫn, trợ giúp ; đưa ra nhận định và đánh giá đúng những ưu điểm nổi bậtvà những hạn chế của mỗi học sinh để có giải pháp kịp thời nhằm mục đích nâng cao chấtlượng, hiệu suất cao hoạt động giải trí học tập, rèn luyện của học sinh ; góp thêm phần thực hiệnmục tiêu giáo dục tiểu học. Giúp học sinh có năng lực tự nhận xét, tham gia nhận xét ; tự học, tự điềuchỉnh cách học ; tiếp xúc, hợp tác ; có hứng thú học tập và rèn luyện để tân tiến. Giúp cha mẹ học sinh tham gia đánh giá quy trình và hiệu quả học tập, rènluyện, quy trình hình thành và tăng trưởng năng lượng, phẩm chất của con trẻ mình ; tích cực hợp tác với nhà trường trong các hoạt động giải trí giáo dục học sinh. CHƯƠNG II : MÔ TẢ SÁNG KIẾNI. ĐẶT VẤN ĐỀĐổi mới cách đánh giá thường xuyên học sinh Tiểu học là hướng tớiquyền lợi của người học, giảm bớt áp lực đè nén học tập cho học sinh. Mang đậm tínhnhân văn coi trọng kĩ năng sống, giúp trẻ tự tin hơn về bản thân, phát huy đượctính tích cực tự giác, tiếp xúc tốt, biết hợp tác, biết tự quản, tự ship hàng. Thựchiện đánh giá theo thông tư 22 giúp giáo viên tự thay đổi chiêu thức dạy họcđây là yếu tố quan trọng để nâng cao chất lượng giáo dục. Hơn nữa thông tư 22 đặt niềm tin và trao quyền dữ thế chủ động rất lớn cho giáo viên và nhà trường1. Thực trạng việc đánh giá thường xuyên học sinh ở trường Tiểu họcNgay từ khi có Thông tư 30/2014 TT-BGDĐT về đánh giá học sinh Tiểuhọc ( Hiện nay Bộ giáo dục đã cho sinh ra Thông tư số 22/2016 nhằm mục đích sửa đổi, bổsung 1 số ít chưa ổn trong thông tư 30 / năm trước về một số ít nội dung tuy nhiên cơ bản “ Đánh giá thường xuyên ” không có gì biến hóa nhiều ) bản thân giáo viên đứnglớp gặp không ít những khó khăn vất vả về mặt thời hạn cũng như cách nhận xét giúpđỡ học sinh sao cho tương thích, đạt hiệu suất cao trong quy trình đánh giá thườngxuyên. Chỉ cần lướt qua các trang mạng xã hội tất cả chúng ta thấy vô vàn quan điểm tráichiều khi Thông tư 30 được đưa ra vận dụng. Từ giáo viên, cha mẹ và đến cảhọc sinh đều tỏ ra không hài lòng bởi tổng thể đều cảm thấy sợ hãi ( Đangchấm điểm thì tự dưng nay lại là nhận xét, rồi lời nhận xét như thế nào chođúng ) Họ cảm thấy rối bời bởi không biết phải làm thế nào để đánh giá học sinhđược một cách đúng mực mà lại không mất nhiều thời hạn đồng thời vẫn gâyđược hứng thú và động cơ học tập cho học sinh. Chính vì thế các thầy cô chỉbiết nhận xét đối phó cho kín các trang giấy của các loại sổ theo nhu yếu để khikiểm tra không bị phê bình. Các thầy cô cũng không cần chăm sóc đến lời nhậnxét đó có mang lại hiệu suất cao gì cho bản thân mình trong quy trình giảng dạy vàcác em học sinh trong quy trình học tập hay không ? Những ngày đầu khi thực thi Thông tư 30 ( nay là thông tư 22 ) về đánhgiá xếp loại học sinh Tiểu học, do chưa hiểu hết những yếu tố mới trong thôngtư cũng như chưa có kinh nghiệm tay nghề nên bản thân tôi là giáo viên trực tiếp giảngdạy và giáo dục học sinh cũng gặp không ít những khó khăn vất vả giống như nhữngđồng nghiệp của mình. Trong mỗi tiết dạy tôi loay hoay vừa dạy vừa nhận xétđánh giá học sinh nhưng sao cảm thấy mất nhiều thời hạn quá. Có những tiếthọc bị cháy giáo án đến 5-7 phút vì phải chữa bài và nhận xét cho học sinh màthực sự học sinh cũng không được nhận xét nhiều như trước kia chấm điểm. Họcsinh thì không thích nhận xét cứ đòi cô phải cho điểm. Còn cha mẹ thì gọiđiện trao đổi chẳng biết con em của mình mình dạo này học tập thế nào … ? Tôi liên tụcphải vấn đáp điện thoại cảm ứng để giải đáp những vướng mắc cho cha mẹ. Ví dụ như : Sao cô nhận xét ít thế ? Cô nhận xét thế này thì tương tự với mấyđiểm để tôi còn biết khả năng lực học của cháu2. Những sống sót, hạn chếTinh thần của Thông tư 22 về đánh giá thường xuyên học sinh bằng nhậnxét là rất tích cực tuy nhiên thực tiễn khi vận dụng giáo viên còn nhiều lúng túng : 2. Lời nhận xét thường xuyên các môn học và các hoạt động giải trí giáo dục cònkhái quát, chung chung chưa tương thích với bài làm nên công dụng giúp học sinhtiến bộ còn chưa rõ. Ví dụ như : “ Hoàn thành tốt ”, “ trình bày chưa khoa học ” “ Bài làm tốt ”. “ Em còn tính sai ” “ Bài viết chưa được, cần cố gắng nỗ lực ” … .. Hoặccũng có trường hợp giáo viên có nhận xét về nội dung học sinh chưa hoàn thành xong, nhưng không tư vấn để học sinh làm lại cho triển khai xong. Ví dụ như : “ Nét chữđẹp nhưng em viết còn thiếu nét ”. “ Em giải toán đố còn lúng túng ” …. Thậm chícá biệt học sinh có nội dung làm chưa đúng cũng chưa được giáo viên chăm sóc, hướng dẫn cho các em biết sai ở chỗ nào. Câu từ nhận xét thường khô khan khôngmang tính động viên khuyến khích. 2.2. Bên cạnh đó, việc nhận xét thường xuyên trong mỗi giờ học cũng tốnkhông ít thời hạn đặc biệt quan trọng là so với lớp có sĩ số trên 30 học sinh. Chính vì lẽđó mà các tiết học thường xuyên bị “ cháy ” giáo án. Cường độ thao tác của giáoviên quá tải. Các thầy cô thường phải tranh thủ mọi thời hạn rảnh rỗi để ghinhận xét vào vở cho học sinh, đôi khi tranh thủ cả lúc họp cơ quan. Có thầy côphải mang vở của học sinh về nhà để nhận xét vào những ngày nghỉ. 2.3. Về phía học sinh : Do bị hụt hẫng khi không được chấm điểm, lại thêm việc các thầy côkhông giao bài tập về nhà nên 1 số ít học sinh tỏ ra không hứng thú với việc bàivở, thiếu đi động lực phấn đấu. Vì không có động lực phấn đấu và không biếtmức độ học tập của mình nên không ít học sinh đã thiếu cẩn trọng trong việc học. Thờigian rỗi các em thường xem ti vi hoặc chơi điện tử. 2.4. Về phía cha mẹ : Vì giáo viên nhận xét trong vở cho học sinh còn chung chung, chưa chỉ rõbiện pháp giúp sức cho học sinh đôi khi chỉ là những con dấu khắc sẵn chữ “ côkhen ” hoặc hình mặt cười .. nên cha mẹ không biết con em của mình của mình yếu ởđiểm nào ? Cần bổ trợ ra làm sao ? Chính vì lẽ đó mà họ thường xuyên than phiềnvì không biết kiểm tra việc học của con ra làm sao khi thầy cô không chấm điểm. 3. Nguyên nhân dẫn đến những sống sót, hạn chế trong việc đánh giáthường xuyên học sinh theo thông tư 22Q ua thực tiễn khám phá tôi thấy có một số ít nguyên do chủ quan và kháchquan sau : 3.1. Nguyên nhân chủ quanThứ nhất : Trước tiên phải kể đến nguyên do là do giáo viên trực tiếpthực hiện việc đánh giá học sinh nhưng lại chưa điều tra và nghiên cứu kĩ văn bản nên chưahiểu hết về nội dung cũng như những điểm mới của thông tư 22. Cũng chínhbởi vậy mà khi tuyên truyền tới học sinh và cha mẹ để cùng phối hợp thựchiện thì vẫn còn nhiều chưa ổn sảy ra. Thứ hai : Lâu nay giáo viên mới chỉ tập trung chuyên sâu vào truyền đạt kiến thức và kỹ năng, chưa coi trọng việc đánh giá học sinh, dành nhiều thời hạn công sức của con người cho dạy, ítthời gian công sức của con người cho đánh giá. Giáo viên đã quen với đánh giá cho điểm chỉcần một ký hiệu về chữ số đơn thuần mất ít thời hạn công sức của con người, để xác nhận họcsinh học được gì. Giáo viên cũng như cha mẹ học sinh đều chưa thật sự thấmnhuần việc phải sát sao với học sinh trong cả quy trình học để tư vấn, giúp đỡmà mới chỉ chăm sóc tới hiệu quả ở đầu cuối. Thứ ba : Có thể thấy nhiều giáo viên chưa dữ thế chủ động thực thi thông tư 22. Vẫn còn một bộ phận giáo viên chậm chuyển biến nhận thức, không nhiệt tìnhtiếp thu cái mới nên triển khai Thông tư theo kiểu đối phó, qua loa, dẫn đến cácnhận xét mang nhiều cảm tính, không có tính năng tương hỗ, giúp sức học sinh. Vàcũng chính bởi lẽ đó có không ít học sinh tỏ ra thiếu cẩn trọng với nhận xét của thầy côgiáo, nhất là số chậm tân tiến, gây lo lắng về ý thức học tập không tự giác, khôngnỗ lực vươn lên. Thứ tư : Việc thực thi thay đổi đánh giá còn đang ở tiến trình thưởng thức, vừa làm vừa học vừa tìm hiểu và khám phá, vừa làm vừa kiểm soát và điều chỉnh. Trong khi đó, giáo viênbị áp lực đè nén tâm ý nặng nề về quản trị hành chính ở cấp cơ sở từ nhiều năm nay, sợkiểm tra bắt bẻ của cán bộ quản trị. Thứ năm : Do công tác làm việc tuyên truyền chưa thật sự có ảnh hưởng tác động sâu đến việcchuyển biến nhận thức của giáo viên, học sinh, và cha mẹ nên một mặt nàođó họ chưa có cái nhìn đúng về cách thay đổi của thông tư 22. Đây cũng chính lànguyên nhân dẫn đến trên các trang mạng xã hội lại có nhiều quan điểm trái chiềuđến như vậy ( Trong đó phải kể đến không ít bộ phận là giáo viên ). 3.2. Nguyên nhân khách quan. Thứ nhất : Do sĩ số ở 1 số ít lớp quá đông vượt quá cả lao lý của Điềulệ. Điều này gây áp lực đè nén không nhỏ tới giáo viên trong việc đánh giá thườngxuyên bằng nhận xét. Sĩ số đã như vậy, cộng với điều kiện kèm theo cơ sở vật chất hiệntại, giáo viên rất khó tổ chức triển khai thường xuyên cách học theo nhóm để hoàn toàn có thể kiểmtra được nhiều học sinh trong một tiết học 35 – 40 phút. Thứ hai : Khi tiến hành triển khai thông tư 22 thì từ Bộ Giáo dục đào tạo đến Sởvà các Phòng chưa tổ chức triển khai được nhiều buổi học tập, trao đổi đàm đạo và triểnkhai triển khai về cách đánh giá mới nên giáo viên còn nhiều lúng túng khi nhậnxét đánh giá học sinh. 4. Tính cấp thiết của sáng kiếnĐể tự tháo gỡ những khó khăn vất vả đó cho chính mình đồng thời giúp choThông tư 22 phát huy được hết những ưu điểm trong quy trình đánh giá họcsinh, tôi đã quyết tâm nghiên cứu và điều tra tìm tòi cho mình những cách làm phát minh sáng tạo. Điều đó sẽ giúp cho việc thay đổi đánh giá thường xuyên học sinh Tiểu học đượcthực hiện một cách nhẹ nhàng nhất mà lại có công dụng thực sự với bản thân mìnhtrong việc thay đổi giải pháp giảng dạy cũng như việc học tập của các emhọc sinh. Hơn nữa đây là một yếu tố đang mang đặc thù thời sự được rất nhiềungười trong xã hội chăm sóc nhưng lại chưa ai có những giải pháp đơn cử nào đểtháo gỡ những khó khăn vất vả khi thực thi cách đánh giá mới này. nên đó cũngchính là những lí do khiến tôi chọn : “ Một số kinh nghiệm tay nghề đánh giá thườngxuyên học sinh Tiểu học theo Thông tư 22 ” làm đề tài nghiên cứu và điều tra cho mìnhtrong suốt thời hạn qua. II. GIẢI PHÁP ĐỂ THỰC HIỆN SÁNG KIẾNThời gian tiên phong khi mới triển khai, bản thân tôi còn nhiều lúng túng vàqua thực tiễn về việc triển khai Thông tư 22 ở bè bạn đồng nghiệp còn nhiều bấtcập tôi khởi đầu nhận thấy yếu tố cốt lõi ở đây là do cách hiểu và cách làm. Tôibắt đầu thưởng thức những yếu tố mà tôi đặt ra xem hiệu suất cao của nó như thếnào. Vấn đề tôi muốn đề cập thứ nhất là về “ cách hiểu ”. Để hiểu đúng tôi thựchiện như sau : 1. Biện pháp thứ nhất : Học tập nghiên cứu và điều tra kĩ Thông tư 22 về đánhgiá học sinh Tiểu họcNhư tất cả chúng ta vẫn biết để có được cách đánh giá đúng tất yếu là phảihiểu cũng giống như muốn làm được một bài toán đúng thì phải một điều khôngthể thiếu là hiểu đề bài. Ngoài việc được Tổ trình độ và nhà trường tậphuấn tiến hành cách triển khai thông tư 22 thì bản thân tôi đã đọc đi đọc lạinghiên cứu kĩ từng câu, từ trong thông tư. Kết hợp khám phá thêm các văn bảnkhác lao lý của Bộ về hướng dẫn triển khai các Thông tư như “ Hướng dẫnthực hiện đánh giá học sinh tiểu học ” của PGS tiến sỹ Nguyễn Hữu Hợp ; Công vănsố 6169 / BDGĐT-GDTH về triển khai đánh giá học sinh Tiểu học .. …. Qua tìmhiểu nghiên cứu và điều tra tôi thấy tất cả chúng ta cần hiểu rõ : + Việc đánh giá thường xuyên bằng nhận xét không có nghĩa là cái nàocũng phải viết trong khi tất cả chúng ta được phép nhận xét bằng lời nói thay cho nhậnxét bằng câu từ viết vào vở ( phiếu học tập của học sinh ). Như vậy trong nhữngtrường hợp “ đặc biệt quan trọng ” với những đối tượng người tiêu dùng học sinh “ đặc biệt quan trọng ” cần sự trợ giúpcủa mái ấm gia đình, bè bạn và hội đồng thì tất cả chúng ta chú ý quan tâm nhiều đến nhận xét bằngngôn ngữ viết. Còn với những đối tượng người dùng khác như học sinh làm được bài, mắclỗi nhỏ, có tân tiến … tất cả chúng ta chỉ cần chăm sóc thường xuyên và nhận xét bằnglời nói tích hợp với xúc cảm tích cực, thái độ thân thiện, khuyến khích kịp thời thì sẽcó tính năng giáo dục. + Một điểm đáng quan tâm nữa trong cách đánh giá nhận xét thường xuyêncủa giáo viên là phải bảo vệ nguyên tắc “ coi trọng sự động viên khuyến khíchtính tích cực và vượt khó trong học tập, rèn luyện của học sinh ”. Như vậy lờinhận xét không những phải mang đặc thù động viên khuyến khích mà còn giúp họcsinh nhận ra được lỗi sai và cách sửa lỗi. Đồng thời, lời nhận xét đó cũng phảicó tính năng giúp cho cha mẹ hiểu con em của mình mình đang yếu ở điểm nào để cóbiện pháp phối hợp cùng giáo viên giáo dục học sinh. Ví dụ : Khi dạy bài nhân với số có 2 chữ số ở môn toán lớp 4, một họcsinh yếu về kĩ năng nhân do chưa thuộc kĩ bảng nhân và thường hay quên nhânkhông có nhớ giáo viên hoàn toàn có thể nhận xét bằng lời như sau : “ Em đã tìm ra đượccách giải bài toán, như vậy là rất tốt. Nếu em cẩn trọng kiểm tra lại từng bướctính xem có nhớ hay không thì chắc như đinh em sẽ làm đúng trọn vẹn. Cô tin làem sẽ khắc phục được yếu tố này ” Còn nếu viết câu nhận xét vào vở thì ta cóthể viết : “ Em đã biết cách giải toán. Cô khen ! Nhưng cần kiểm tra lại các bướctính để có hiệu quả đúng em nhé ! ” Chúng ta thấy với lời nhận xét này thì trước hết giáo viên đã động viênsự văn minh của học sinh đó trước, sau đó mới đưa ra giải pháp đơn cử để học sinhkhắc phục điểm yếu kém của mình. Đối với nhận xét bằng lời thì giáo viên có thểkết hợp với nụ cười tươi và cái vỗ vai nhẹ thì sẽ làm cho học sinh đó thêm tự tinvà có ý chí phấn đấu. Như vậy ngoài những điều pháp luật rõ ràng thì giáo viên cần nắm đượctính mới, tính mở của thông tư. Đó chính là điều giúp tất cả chúng ta sẽ giảm bớt đượcáp lực quá tải về đánh giá thường xuyên trong quy trình triển khai. Hiểu là một chuyện nhưng triển khai như thế nào lại là cả một quá trìnhtrải nghiệm thực tế. Với những cố gắng nỗ lực của bản thân tôi đã triển khai theo cácbiện pháp sau : 2. Biện pháp thứ 2 : Tuyên truyền phổ biến cách đánh giá mới đếntoàn thể học sinh và phụ huynhĐể thực thi tốt việc đánh giá học sinh thì đây là yếu tố tôi chăm sóc đầutiên bởi lẽ việc làm này một mình thầy cô không hề làm được mà phải có sựphối hợp của học sinh cũng như cha mẹ. Với học sinh : Thông qua các buổi hoạt động và sinh hoạt, hoạt động giải trí ngoại khóa tôitriển khai nội dung hình thức đánh giá mới tới các em. Một lần, hai lần và nhiềulần rồi các em sẽ hiểu và triển khai. Để tiện cho các em có cơ sở để quan sát theodõi đánh giá lẫn nhau tôi cho tọa lạc các tiêu chuẩn đánh giá ngay tại lớp học. Mỗi ngày tới lớp các em đều được đọc để tự rèn luyện bản thân cũng như đánhgiá nhau trong quy trình học tập và hoạt động giải trí cả ở lớp cũng như ở nhà. Khi cácem đã hiểu thì việc các em triển khai sẽ hiệu suất cao hơn. Điều đó cũng giúp cho cácem có thời cơ rèn kĩ năng giao tiếp hợp tác một các tự tin. Đồng thời nó cũnggiúp giáo viên có thêm những thông tin đánh giá tổng lực hơn từ phía học sinh. Với cha mẹ : Tôi tranh thủ những buổi họp cha mẹ của lớp, phốihợp với các khu hành chính để tham gia các buổi họp khu nhằm mục đích tiến hành nộidung đánh giá mới cũng như nghiên cứu và phân tích để cha mẹ hiểu những quan điểm tíchcực của thông tư. Qua đó tôi cũng đề ra 1 số ít giải pháp đơn cử hướng dẫn phụhuynh phối hợp với giáo viên trong việc đánh giá các mặt hoạt động giải trí của họcsinh khi ở nhà. Ví dụ như : Lấy tiêu chuẩn động viên khuyến khích và sau đó là hướngdẫn cách khắc phục lỗi sai thay cho việc quát mắng khi các con chưa thực hiệntốt một yếu tố nào đó. Khi có những nhu yếu của giáo viên cho các con về nhàthực hiện thì cha mẹ cần phối hợp kiểm tra giám sát và thông tin với giáoviên để có những kiểm soát và điều chỉnh tương thích với tính cách của từng học sinh. – Cụ thể như : Với 1 học sinh A chưa biết cách quét sân ; sau khi được giáoviên chăm sóc hướng dẫn cách làm trực nhật ở lớp và cô có nhu yếu về nhà conthực hiện thường ngày việc quét sân, quét nhà giúp cha mẹ. Thay vì phụ huynhphản ứng rằng “ con quét không sạch để mẹ làm cho ” thì cha mẹ hãy khencon rằng “ Con làm tốt lắm nhưng nếu con biết quét các nhát chổi đều nhau vàliên tục như thế này thì con quét sẽ sạch hơn nhiều. Mẹ hy vọng ngày mai con sẽquét sạch hơn nữa nhé ”. Sau đó cha mẹ hoàn toàn có thể điện thoại cảm ứng trao đổi với giáoviên về thái độ cũng như cách thực thi việc làm của con ở nhà. Với cách hướngdẫn như vậy thì sẽ làm cho tình cảm mẹ con, cô trò, cha mẹ giáo viên thêmgắn kết và hiệu suất cao giáo dục sẽ tăng lên rõ ràng. Vậy là rõ ràng việc làm đó của mái ấm gia đình cũng như thầy cô giúp cho cácem thao tác và học tập vì động lực thôi thúc chứ không phải vì áp lực đè nén “ sợ ” màphải làm. 3. Biện pháp thứ 3 : Sử dụng linh động các kĩ thuật đánh giá trongquá trình học tập các môn họcĐể có nhận xét xác đáng, hiệu suất cao so với học sinh thì giáo viên phải dựavào nội dung bài học kinh nghiệm, địa thế căn cứ vào mẫu sản phẩm đạt được của học sinh ở mức độ nàođối chiếu với chuẩn kỹ năng và kiến thức kỹ năng và kiến thức xem còn hạn chế gì, đồng thời hướng dẫnhọc sinh biết tự đánh giá mình và đánh giá bạn, khuyến khích cha mẹ thamgia đánh giá học sinh. Trong quy trình đánh giá thường xuyên tôi thường sử dụng một số ít các kĩthuật đánh giá sau : 3.1. Quan sát. Quan sát là một trong những kĩ thuật dạy học được vận dụng hàng ngày từkết quả của những buổi hoạt động và sinh hoạt trình độ chuyên đề theo hướng thay đổi. Đối tượng được hướng tới trong giờ học là học sinh. Mục đích quan sát : để tích lũy thông tin một cách có mạng lưới hệ thống nhằm mục đích giúpgiáo viên và học sinh cải tổ hiệu quả giáo dục, dạy học : để biết được những ưuđiểm cần phát huy, điểm yếu kém cần giúp sức khắc phục … Các nội dung quan sát : + Quan sát hành vi của học sinh : Quan sát về sắc thái, nét mặt, lời nói, hành vi, cử chỉ … để đưa ra những những đánh giá và nhận định như : học sinh đã hiểunhiệm vụ chưa ? Có chú tâm vào việc triển khai trách nhiệm không ? + Quan sát mẫu sản phẩm của học sinh : địa thế căn cứ vào mức độ triển khai xong nộidung theo nhu yếu của bài học kinh nghiệm. Trong quy trình quan sát tất cả chúng ta cần quan tâm đến vị trí quan sát thích hợp, để hoàn toàn có thể trấn áp được hàng loạt học sinh trong lớp mà không ảnh hưởng tác động đếnhoạt động học tập của các em. 10 * Ví dụ đánh giá và nhận định qua quan sát : Quan sát thấy nét mặt biểu lộ thiếu tín nhiệm, ngơ ngác hoặc tư thế không bìnhthường, người lắc lư … hoàn toàn có thể là tín hiệu học sinh chưa thực sự hiểu trách nhiệm. * Ví dụ triển khai kĩ thuật quan sát : Để theo dõi một / nhóm học sinh thường bị chậm tiến trình khi thực hiệnmột hoạt động giải trí. Cách quan sát như sau : Khi giao trách nhiệm cho cả lớp, giáo viên quan sát xem học sinh đã sẵnsàng chuẩn bị sẵn sàng cho việc triển khai trách nhiệm học tập chưa ? Đứng gần quan sát xem học sinh này đã tập trung chuyên sâu vào việc học hay chưa ? Có thể em đang thao tác riêng, hoặc còn chưa hiểu trách nhiệm được giao. Đến tận nhóm học sinh đang học để quan sát chung cả nhóm, xem họcsinh nào đang gặp khó khăn vất vả hoặc cần sự giúp sức gì ? Các thông tin quan sát đó là cơ sở để giáo viên đưa ra các quyết định hành động tácđộng, động viên, trợ giúp kịp thời học sinh trong học tập. Sự can thiệp giúp đỡcó thể thực thi ngay sau khi thu được thông tin quan sát, hoặc ghi lại trongNhật kí đánh giá của giáo viên để đưa ra quyết định hành động giúp sức, can thiệp sau. 3.2. Phỏng vấn nhanhPhỏng vấn giúp giáo viên khẳng định chắc chắn những nhận xét khởi đầu qua quansát về mức độ đạt được theo quá trình bài học kinh nghiệm của học sinh. Nếu học sinh thựchiện trách nhiệm chậm hơn quá trình chung thì cần có ngay giải pháp can thiệp nhưhỗ trợ trực tiếp, nhờ nhóm bạn tương hỗ để học sinh hoàn toàn có thể đẩy nhanh vận tốc học. Nội dung câu hỏi phỏng vấn không chỉ hỏi về kỹ năng và kiến thức mà còn hỏi về hướng xửlí một trường hợp đơn cử, về thái độ của học sinh trước trường hợp. Ví dụ : Khi thấy học sinh đang loay hoay mà chưa thể làm xong bài toán giáoviên hoàn toàn có thể hỏi : Em thấy khó ở chỗ nào ? Em có biết bạn nào hoàn toàn có thể giúp emkhông ? 3.3. Đánh giá mẫu sản phẩm của học sinh. Sử dụng tác dụng đánh giá để triển khai sự trợ giúp kịp thời và điều chỉnhviệc thực thi trách nhiệm học tập của học sinh tương thích với các trường hợp : 11N ếu còn nhiều thời hạn : Đưa ra 1 số ít nhu yếu cao hơn so với các em cókết quả đúng, tốt, đạt nhu yếu. Những em có hiệu quả sai, chưa đạt nhu yếu thìđược làm lại với sự trợ giúp bằng cách gợi ra nguyên do dẫn đến tác dụng sai, chưa đạt nhu yếu để các em thực thi lại đúng quy trình tiến độ và đưa ra tác dụng đúng. Sắp hết thời hạn : Cho những học sinh hoàn thành xong và có hiệu quả đúngchuyển sang hoạt động giải trí tiếp theo. Học sinh có tác dụng sai, chưa đạt nhu yếu cùngvới những học sinh chưa hoàn thành xong liên tục triển khai hoạt động giải trí với sự trợ giúpcủa giáo viên. Hết thời hạn : Những học sinh hoàn thành xong mà tác dụng sai hoặc chưa đạtthì đồng ý sự khác nhau về thời hạn và vận tốc học của học sinh, vẫn chochuyển sang hoạt động giải trí tiếp theo. Tuy nhiên cần ghi lại những nguyên do, biệnpháp đã trợ giúp, liên tục tương hỗ riêng học sinh triển khai xong trách nhiệm và theo dõithường xuyên để tương hỗ kịp thời trong từng hoạt động giải trí và động viên những tiếnbộ trong quy trình học tập tiếp theo của học sinh. Với những học sinh chưa hoànthành nhiều kỹ năng và kiến thức thì nên thường xuyên nhận xét bằng lời phối hợp lựa chọnghi vào vở những nội dung cơ bản nhất để giúp các em tân tiến, nếu ghi nhiềunội dung, các em rất dễ bị rối và gặp khó khăn vất vả khi đọc lời nhận xét của giáoviên. Như vậy tất cả chúng ta cần vận dụng linh động để đưa ra các trường hợp xử líthích hợp3. 4. Tham khảo hiệu quả tự đánh giá và đánh giá của nhóm học sinh. Dựa vào những nhận xét, đánh giá việc triển khai trách nhiệm của chính họcsinh hoặc nhóm bạn học để xác lập mức độ hoàn thành xong trách nhiệm của học sinh. Tùy từng trường hợp mà giáo viên hoàn toàn có thể đánh giá để đưa ra giải pháp thích hợp. Ví dụ : Khi học sinh phát biểu về một yếu tố, giáo viên hoàn toàn có thể đề nghịnhóm bạn cùng học hoặc bạn của nhóm khác có nhận xét về phát biểu đó. Họcsinh hoàn toàn có thể đưa ra quan điểm bảo vệ quan điểm và ở đầu cuối giáo viên gợi ý để họcsinh tự thống nhất những quan điểm chung về yếu tố đó hoặc để các em đượcbảo lưu các quan điểm khác nhau và coi đó là những trách nhiệm cần liên tục khám phá, xử lý sau. 3.5. Tham khảo quan điểm đánh giá của phụ huynh12Ý kiến của cha mẹ luôn là nguồn thông tin để giáo viên tham khảotrong đánh giá thường xuyên tác dụng giáo dục của học sinh. Một số đặc điểmriêng của học sinh được cha mẹ cung ứng sẽ giúp cho giáo viên đánh giá đầyđủ, đúng mực và phối hợp tốt hơn với mái ấm gia đình trong giáo dục học sinh. Ví dụ : Dựa vào thông tin cha mẹ cung ứng về hoạt động tay của họcsinh đôi lúc bị run, giáo viên sẽ đánh giá học sinh triển khai xong trách nhiệm vẽcác đường viền trong bức tranh ( dù chưa được chuẩn xác ). 4. Biện pháp thứ 4 : Đánh giá thường xuyên trải qua các hoạt độnggiáo dụcViệc đánh giá thường xuyên học sinh tiểu học không riêng gì đánh giá dựa trênsự tân tiến và hiệu quả học tập theo chuẩn kỹ năng và kiến thức kĩ năng các môn học mà đánhgiá trải qua cả các hoạt động giải trí giáo dục. “ Các hoạt động giải trí giáo dục ” ở đây baogồm : Giáo dục đào tạo tập thể và giáo dục ngoài giờ lên lớp. Mỗi tuần tối thiểu chúng tacó 2 tiết hoạt động giải trí tập thể đó là tiết Chào cờ đầu tuần, hoạt động và sinh hoạt lớp vào cuốituần và 1 tiết hoạt động giải trí ngoài giờ lên lớp. Với tiết hoạt động và sinh hoạt tập thể đầu tuần và cuối tuần tôi giao quyền chủ độngcho các cán bộ đảm nhiệm lớp. Các em tự giác tổ chức triển khai và tham gia các hoạt độnghọc tập như : Tập hợp đội hình đội ngũ, báo cáo giải trình, bàn luận, nêu quan điểm nhận xétđánh giá bản thân và bạn hữu. Tự đề xuất kiến nghị hướng khắc phục điểm yếu kém và kếhoạch phấn đấu trong tuần tiếp theo. Trong những tiết học đó thì vai trò của giáoviên đa phần là quan sát hướng dẫn và tư vấn cho các em để các em có những kĩnăng thiết yếu khi thực thi các trách nhiệm : Ví dụ : Trong tiết hoạt động và sinh hoạt lớp, khi các em có quan điểm nhận xét góp ý chobạn về việc bạn không hoàn thành xong trách nhiệm trực nhật làm lớp bị trừ điểm thiđua do bạn phải bán hàng ăn sáng giúp mẹ thì giáo viên hoàn toàn có thể nhận xét và tưvấn cho các em về cách nhận xét bạn : Em cần nêu những điểm tốt và khen bạntrước sau đó mới nêu điểm hạn chế ( Chưa hoàn thành xong trách nhiệm trực nhật. ) Nhưng tất cả chúng ta cần hiểu lí do bạn chưa triển khai xong trách nhiệm ở đây là do hoàncảnh mái ấm gia đình khó khăn vất vả bạn phải tranh thủ giúp mẹ thì đây lại là việc làm đángđược tuyên dương. Vậy hướng khắc phục để bạn triển khai xong trách nhiệm là chúng13ta dành thêm thời hạn trực nhật giúp bạn và bạn cũng cần sắp xếp thời hạn hợplí hơn chút nữa để hoàn toàn có thể cùng các bạn hoàn thành phần trách nhiệm của mình Khinhận xét em nên dùng lời nói nhẹ nhàng để bạn dễ tiếp thu. Như vậy với cách tư vấn trợ giúp trên giáo viên đã giúp các em nhìn nhậnvấn đề một cách nhẹ nhàng, tăng thêm tính thân thiện, thân thiện, gắn bó, đoàn kếtKĩ năng tiếp xúc với bạn hữu thầy cô qua hoạt động giải trí này cũng được thể hiện. Quađó giáo viên hoàn toàn có thể quan sát và đánh giá được năng lực tiếp xúc, hợp tác, sựchia sẻ cảm thông với thực trạng của bạn cũng như sự tiếp thu tự nhận lỗi và sửalỗi của các em. Đối với tiết Hoạt động ngoài giờ lên lớp theo các chủ điểm như chàomừng ngày Nhà giáo Nước Ta 20-11, ngày xây dựng Quân đội Nhân dân ViệtNam 22-12 … tôi cũng tạo điều kiện kèm theo để các em phát huy năng lực tự quản củamình bằng cách : Cho lớp tự lập kế hoạch, tự thực thi triển khai các việc làm, tự kiểm tra đánh giá các hoạt động giải trí của mình. Trong quy trình các em tham giahoạt động giáo viên cũng triển khai quan sát các hành vi, hoạt động giải trí của học sinhđể phát hiện và ghi nhận những bộc lộ tích cực như biết hợp tác và làm việctheo sự phân công của tổ, nhóm. Cố gắng tự hoàn thành xong trách nhiệm hoặc hoànthành khi có sự trợ giúp của bè bạn … Bên cạnh đó giáo viên cũng nhận ra nhữngđiểm hạn chế cần khắc phục trong việc thực thi trách nhiệm học tập để có nhữngtư vấn giúp sức các em thực thi tốt hơn. 5. Biện pháp thứ 5 : Kết hợp đánh giá thường xuyên các môn học vàhoạt động giáo dục với đánh giá năng lượng, phẩm chấtMặc dù đây là hai nội dung đánh giá khác nhau nhưng đó lại là những vấnđề không hề tách rời trong quy trình đánh giá thường xuyên học sinh bởi lẽnăng lực phẩm chất sẽ biểu lộ trong quy trình tiếp thu và hoàn thành xong nhiệm vụhọc tập, giáo dục. Ngược lại việc có hoàn thành xong trách nhiệm học tập, giáo dục haykhông lại nhờ vào nhiều vào năng lượng phẩm chất của từng em. Chính vì thế đểcó hiệu quả học tập tốt thì việc đưa các em vào môi trường học tập tích cực là rấtquan trọng bởi qua đó thì các em mới được rèn luyện và thể hiện rõ những nănglực phẩm chất của mình. Hiểu rõ điều này tôi mở màn phát huy vai trò của một14người giáo viên chủ nhiệm lớp. Công việc tôi chăm sóc để có cách đánh giáthường xuyên về năng lượng phẩm chất có hiệu suất cao là : Xây dựng “ lớp học thânthiện, học sinh tích cực ” “ Xây dựng lớp học thân thiện ” là tạo ra môi trường học tập thân thiện, antoàn, thân thiện với học sinh, làm cho học sinh cảm thấy “ mỗi ngày đến trường làmột ngày vui ”. Xây dựng được “ lớp học thân thiện ” thì sẽ có “ học sinh tíchcực ”. Công việc “ kiến thiết xây dựng lớp học thân thiện, học sinh tích cực ” gồm nhiềubước xong ở khoanh vùng phạm vi nghiên cứu và điều tra tôi chỉ đề cập tới một yếu tố đó là : + Xây dựng góc thi đua : Góc thi đua của lớp là hình ảnh của một ngôinhà chung mà phía trong ngôi nhà là tên của từng thành viên trong lớp vớinhững ngôi sao 5 cánh nhỏ lấp lánh lung linh mà các em được trao sau mỗi tuần có thành tíchphấn đấu. Đó cũng chính là nơi các em theo dõi hiệu quả phấn đấu rèn luyện nănglực phẩm chất của mình trong mọi hoạt động giải trí chứ không riêng gì trong họp tậpđể các em tự kiểm soát và điều chỉnh và có phương hướng phấn đấu. Vào cuối tuần, trong tiếtsinh hoạt tập thể bản thân cô giáo chủ nhiệm sẽ cùng học sinh trong lớp đánh giávề mức độ hoàn thành xong và sự văn minh về năng lượng phẩm chất của từng em vàkhông quên nhắc nhở, tư vấn để các em triển khai xong tốt hơn trong tuần tiếp theo. Nếu em nào có sự văn minh rõ ràng so với bản thân về một trong ba nội dung đánhgiá hoặc cả ba nội dung thì được lớp và cô giáo trao một ngôi sao 5 cánh gắn lên gócthi đua. Để tiện cho việc theo dõi và triển khai trách nhiệm này tôi đánh máynhững nội dung đánh giá theo đúng thông tư 30 rồi cho đóng khung trang trí đẹpvà treo lên góc học tập. Kết hợp với sự quan sát theo dõi của bản thân thì với cách làm này tôi đãcó được cách đánh giá năng lượng phấm chất của học sinh một cách chính xácthường xuyên và có hiệu suất cao. Các em sẽ theo dõi lẫn nhau để tự đánh giá bạn vàcũng chính từ việc đánh giá bạn các em sẽ rút kinh nghiệm tay nghề trong việc rèn luyệnbản thân mình cả khi ở lớp cũng như ở nhà. Việc làm này là cơ sở để cuối kì vàcuối năm học giáo viên và học sinh có địa thế căn cứ để bình bầu và ý kiến đề nghị xét khenthưởng những học sinh có sự văn minh trong quy trình học tập và rèn luyện. III. KẾT QUẢ VÀ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG, NHÂN RỘNG151. Kết quả đạt đượcQua hơn 3 năm thưởng thức tôi thấy những giải pháp mình làm đã manglại hiệu suất cao rõ ràng. Chất lượng giáo dục lớp do tôi chủ nhiệm và giảng dạy đãtăng lên đáng kể : Kết quả điểm kiểm tra cuối năm ở các môn đánh giá bằngđiểm số đơn cử như sau : Năm học năm nay – 2017 ( Sĩ số 20 em ) Môn9-107-85-6DướiNăm học 2017 – 2018 ( Sĩ số 38 em ) 9-10 tiến sỹ % tiến sỹ % tiến sỹ % tiến sỹ % TSToán7-85-6TSTSDướiTS % 2040401539,52155,25,3 T. Việt2040401334, 22052,613,2 Khoa học2545301539, 51334,21026,3 LS – ĐL3040301642, 11642,115,8 Kết quả giáo dục của tổng thể các môn học còn lại đều Hoàn thành 100 % Năng lực-Phẩm chất : Đạt 100 % Hoàn thành chương trình Tiểu học, triển khai xong chương trình lớp học đạt : 100 % Nhìn vào bảng thống kê và số liệu trên ta thấy. Chất lượng của các mônđánh giá bằng điểm số đã có chuyển biến tích cực. Tỷ lệ học sinh triển khai xong nộidung 4 môn học cuối năm đạt 100 %. Không những vậy mà tỷ suất điểm 9-10 củanăm sau cao hơn năm trước. Như vậy rõ ràng các giải pháp thực thi cải tiếncủa tôi trong suốt 3 năm qua đã đem lại những hiệu suất cao thiết thực. * Đối với nửa đầu học kì I năm học 2018 – 2019 hiệu quả kiểm tra giữa kìđạt 100 % từ điểm 5 trở lên trong đó tỷ suất điểm 7 trở lên đạt tới 90,3 %. Về phíahọc sinh tôi thấy các em rất hứng thú mê hồn học tập. Nhiều em có tác dụng họctập của năm 2017 – 2018 chỉ ở mức Hoàn thành tuy nhiên các em đã vươn lên Hoànthành tốt ( theo lượng hóa ở TT22 mà tôi đã khởi đầu vận dụng ) Bên cạnh những tân tiến về điểm số có một điều mà bản thân tôi vô cùnghài lòng đó là ý thức học tập và rèn luyện của học sinh văn minh trông thấy. Lớpcủa tôi chủ nhiệm năm học 2017 – 2018 là một tập thể lớp yếu kém về mọi mặt sovới các tập thể khác trong toàn trường. Ở những năm học trước, trong các đợt16thi đua khi nào lớp cũng bị xếp sau cuối kể cả về học tập. Suốt nhiều năm liêntục như vậy, chỉ cần nhắc tới lớp thôi là thầy cô nào cũng phủ nhận ngao ngán. Nhưng thực tiễn qua một năm rèn luyện phấn đấu tập thể lớp ấy đã vươn lên dẫnđầu toàn trường trong tổng thể các đợt thi đua. Các thành viên trong lớp từ học sinhcá biệt nhất cũng có sự biến hóa diệu kì. Những lời động viên khuyến khích của chamẹ thầy cô và bạn hữu trong từng ngày, từng tuần, từng tháng giống như một liềuthuốc bổ là động lực giúp các em phấn đấu rèn luyện không ngừng. Có nhữngem chữ viết đầu năm không thành chữ ( các bạn thường trêu đùa là viết tiếnganh ). Vậy mà cuối năm nhìn vào bài kiểm tra các bạn và thầy cô không khỏi ngỡngàng khi bài đó được 7 điểm. Lại có những học sinh cha mẹ thường xuyên bịthầy cô mời đến trường vì con học kém và mắc quá nhiều khuyết điểm thì nămhọc này cha mẹ tự hào nói rằng “ Sao thông tư 22 không ra sớm hơn để cáccháu hoàn toàn có thể tự tin vươn lên mà không bị mặc cảm so với bè bạn ” Như vậy là một yếu tố nữa ở đây là cha mẹ lớp tôi đã hiểu và hợp tácvới thầy cô rất nhiều trong quy trình giáo dục học sinh. Những cuộc gọi điệntrao đổi của cha mẹ không còn những quan điểm vướng mắc là “ Tại sao cháu nhàtôi kiểm tra được 7-8 mà cháu lại không được khen như các cháu khác ” như ởmột số lớp khác trong trường. Thay vào đó những quan điểm trao đổi như : “ Cô ơitôi thấy cháu dạo này tự giác ngồi vào bàn học buổi tối mà không cần bố mẹphải giục ”. Hay như : “ Cô cần gọi cháu phát biểu quan điểm nhiều để cháu mạnhdạn hơn khi nói trước đám đông ” … Thông qua các hoạt động giải trí giáo dục ngoài giờ lên lớp, các em đã có cơ hộithể hiện được năng lượng và phẩm chất cũng như những kĩ năng sống của mình. Các em đã biết tự lập kế hoạch và tổ chức triển khai được những buổi chào mừng ngày20-10, 8-3 hay buổi tổng kết chia tay cuối khóa học thật chu đáo, chứa chan baotình cảm và thực sự có ý nghĩa. Khi gặp khó khăn vất vả các em biết nhờ sự trợ giúpcủa giáo viên của cha mẹ và bè bạn khác để triển khai xong kế hoạch đặt ra. Mỗingày đến trường các em luôn làm cho không khí của lớp ấm cúng, vui mừng bằngnhững việc như trang trí, vệ sinh lớp học thật sạch. Nhân ngày 20-11 hay ngày 8-3 ngoài việc phấn đấu học tập thì các em còn biết tự tay làm Tặng bà, khuyến mãi mẹ, 17 Tặng Kèm cô và bạn gái những bó hoa tiềm ẩn những tình cảm chân thành. Nhưvậy là các em đã biết san sẻ động viên và biểu lộ sự chăm sóc của mình đốivới mọi người xung quanh. Từ những hoạt động giải trí trong thực tiễn kĩ năng sống của cácem đã tích góp được nhiều hơn. Không những tác dụng học tập tăng lên, kĩ năng sống được rèn luyện màmối quan hệ thầy trò cũng trở nên vô cùng tốt đẹp. Những lời đánh giá nhận xétxác đáng của cô trong mỗi giờ lên lớp làm cho các em cảm nhận được tấm lòngvà sự chăm sóc đặc biệt quan trọng mà cô dành cho mình. Tình cảm thầy trò ngày càng trởnên gắn bó xóa đi những tâm trạng lo ngại, sợ sệt thầy cô như trước đây. Xa cômột ngày các em cảm thấy nhớ và luôn mong được ở bên cô. Kết thúc năm họcchia tay với mái trường và thầy cô rồi mà các em vẫn tranh thủ những lúc rỗiđến trường để được gặp cô, được nhìn thấy cô bởi các em luôn coi cô như ngườimẹ thứ hai của mình như các em vẫn thường tâm sự. Có lẽ đây là điều hạnhphúc nhất của những người làm thầy như tất cả chúng ta. Một điều đáng nói nữa là trong mỗi tiết học việc đánh giá nhận xét thườngxuyên học sinh đã trở nên nhẹ nhàng hơn. Số lượng học sinh được nhận xéttrong mỗi tiết học hầu hết đạt 100 % bằng các hình thức nhận xét như lờinói, chữ viết, và sự đánh giá nhận xét của bạn hữu. Không còn việc giáo viên ngồimột chỗ chấm điểm như trước kia mà thay vào đó là sự quan sát trực tiếp từ quátrình làm bài đến khi học sinh triển khai xong loại sản phẩm và có những lời khuyến khích, giúp sức kịp thời. Điều đó giúp cho 100 % học sinh được chăm sóc trong một tiếthọc mà giáo viên không “ bỏ sót ” em nào. 2. Khả năng vận dụng, nhân rộng của sáng kiếnSau khi triển khai thưởng thức sáng tạo độc đáo của mình và tác dụng mang lại rấtkhả quan tôi đã mạnh dạn san sẻ cùng đồng nghiệp những kinh nghiệm tay nghề củamình trải qua các buổi hoạt động và sinh hoạt trình độ, đặc biệt quan trọng là các buổi sinh hoạtchuyên đề. Những ý tưởng sáng tạo của tôi đã được các bạn hữu đồng nghiệp và Bangiám hiệu nhà trường đánh giá cao và đưa vào vận dụng trong toàn bộ các khối lớp. Trong những năm học qua các đồng nghiệp của tôi đã vận dụng và sử dụng kháthành thạo cách đánh giá mới, không còn những lời kêu ca than vãn về vấn đề18đánh giá học sinh như hồi đầu mới thực thi nữa. Phụ huynh cũng đã hiểu vấnđề, thường xuyên phối hợp cùng thầy cô trong việc đánh giá, giáo dục con emmình. Cách đánh giá giờ đây các thầy cô cảm thấy nhẹ nhàng, học sinh hứng thúvà chất lượng đại trà phổ thông ngày càng được nâng lên và đi vào thực ra. Trường tôituy là một trường miền núi, nhỏ bé, nằm xa TT huyện nhất nhưng chấtlượng đại trà phổ thông cũng như chất lượng mũi nhọn luôn được xếp vào tốp đầu so vớitoàn huyện. Không những chỉ có giáo viên trong trường vận dụng mà 1 số ít cácđồng nghiệp là bè bạn của tôi ở các trường bạn trong và ngoài huyện cũng đãđược tôi san sẻ và vận dụng có hiệu suất cao tích cực. IV. GIẢI PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN – Thay đổi nhận thức về cách đánh giá thường xuyên học sinh theo đúngtinh thần thông tư 22 – Lên kế hoạch thực thi từng bước theo kĩ thuật đánh giá mới. – Nghiên cứu kĩ văn bản để hiểu đúng cách đánh giá và triển khai mộtcách triệt để, tránh qua loa hình thức – Phối hợp với cha mẹ học sinh trong quy trình đánh giá để đạt kết quảtối ưuTrong thời hạn tới tôi sẽ liên tục duy trì thay đổi hơn và nhân rộng sángkiến để năng lực vận dụng được nhiều hơn nữa. CHƯƠNG III : KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ1. Kết luậnNhư vậy cách đánh giá thường xuyên bằng điểm số trước đây mới chỉ chútrọng đến việc “ thống kê giám sát ” tác dụng học tập, việc nắm kiến thức và kỹ năng bằng cách cho19điểm, chưa quan tâm đến năng lượng và phẩm chất học sinh, chưa thực sự quan tâmđến các giải pháp hướng dẫn, trợ giúp kịp thời học sinh vượt qua những khókhăn để học tập, rèn luyện tốt hơn nên chưa thực sự góp thêm phần tạo hứng thú, động viên tính tích cực, tự giác, dữ thế chủ động, phát minh sáng tạo của học sinh. Còn thực hiệnviệc đánh giá mới đúng theo thông tư 22 là không chỉ xác nhận học sinh họcđược gì, mà còn đánh giá quy trình các em học như thế nào, tư vấn hướng dẫn, giúp sức, động viên đơn cử tương thích với từng đối tượng người tiêu dùng học sinh, vận dụng kiếnthức ấy như thế nào. Những lời phê, những “ điểm số ” bằng lời đã động viêntinh thần học tập của các em, giúp giáo viên – học sinh – cha mẹ gần nhauhơn qua những thông điệp tiềm ẩn tình cảm và nghĩa vụ và trách nhiệm. Để việc vận dụng đánh giá thường xuyên theo thông tư 22 có hiệu suất cao tôirút ra những bài học kinh nghiệm kinh nghiệm tay nghề như sau : + Trước hết tất cả chúng ta phải nghiên cứu và điều tra kĩ thông tư để có cách hiểu và cáchlàm đúng. + Trong các buổi hoạt động và sinh hoạt trình độ hoặc ngoài giờ lên lớp chúng tahãy tích cực trao đổi luận bàn học hỏi kinh nghiệm tay nghề lẫn nhau để nâng cao nănglực nhận xét đánh giá thường xuyên học sinh. + Khi nhận xét học sinh bằng ngôn từ nói hay viết thì lời nhận xét đóvừa phải mang tính động viên khuyến khích vừa phải chỉ ra được những lỗi sai vàbiện pháp khắc phục. Qua đó giúp cho học sinh và cả cha mẹ khi kiểm tracon mình đều biết được cần phải làm gì để khắc phục lỗi sai. + Mỗi thầy cô giáo hãy tự nâng cao ý thức nghĩa vụ và trách nhiệm của bản thân, ítthan phiền mà thay vào đó là tâm lý cách làm thế nào cho việc làm đó trở nên đơngiản hơn. Nếu lớp nào giáo viên thấy ý thức học tập của học sinh mình kém đithì cần tìm hiểu và khám phá kỹ nguyên do học sinh của mình không chăm học, hoàn toàn có thể làdo nội dung học tập các em không hiểu, không thiết thực, không hứng thú, cóthể là cách tổ chức triển khai dạy học chưa hấp dẫn học sinh thao tác, cách đánh giá củathầy cô chưa đơn cử, thiết thực … từ đó tất cả chúng ta sẽ tìm cách khắc phục. + Không tự ép buộc bản thân mình ghi nhận xét vào vở mấy lần trêntháng vì như thế không đúng niềm tin của thông tư 22 mà tạo ra áp lực đè nén nặng nề. 20G iáo viên sử dụng các hình thức, nội dung nhận xét linh động sao cho mục đíchcuối cùng là học sinh tân tiến so với chính bản thân em đó. + Hãy sử dụng thời hạn đánh giá phải chăng trong lớp học, các tiết nghỉ, tranhthủ sự tương hỗ đánh giá của học sinh với nhau để bảo vệ nhiều học sinh đượcđánh giá hơn. Chúng ta cần hiểu được ý nghĩa lớn lao của “ lời nhận xét chântình ” cho học sinh của mình. Việc quy đổi bắt đầu hơi khó khăn vất vả nhưng dầnsẽ quen và thấy được hiệu suất cao của nó. 2. Kiến nghị * Với tổ chuyên mônĐể năng lực thích ứng với cách đánh giá mới theo tinh thần thông tư30 / năm trước và TT22 / năm nay ( có hiệu lực thực thi hiện hành từ ngày 6/11/2016 ) của giáo viên, học sinhvà cha mẹ tốt hơn, tổ trình độ cần phải tăng nhanh hơn nữa khâu tuyêntruyền, lý giải, hướng dẫn triển khai trải qua việc thay đổi hoạt động và sinh hoạt chuyênmôn và công tác làm việc xã hội hóa giáo dục. Mọi loại sản phẩm làm ra mặc dầu tốt đến mấy, chất lượng cao đến mấy cũngkhông thể hoàn hảo nhất tuyệt đối. Sáng kiến kinh nghiệm tay nghề của tôi cũng vậy. Tuy tôiđã rất nỗ lực nhưng không hề tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế. Rất mongđược sự góp phần của các đồng nghiệp và cán bộ quản lí để ý tưởng sáng tạo của tôihoàn thiện hơn và được tiến hành vận dụng thoáng đãng trong các năm học tiếp theo. Hạ Hòa, ngày 25 tháng 11 năm 2018N gười thực hiệnĐặng Thị Thu HằngTÀI LIỆU THAM KHẢO1. Nghị quyết số 29 – NQ / TW ngày 04/11/2013 của Ban chấp hành Trungương về thay đổi cơ bản, tổng lực giáo dục và đào tạo và giảng dạy, cung ứng nhu yếu công21nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện kèm theo kinh tế thị trường khuynh hướng xã hộichủ nghĩa và hội nhập quốc tế. 2. Chiến lược tăng trưởng giáo dục 2011 – 2020, phát hành theo Quyết địnhsố 711 / QĐ-TTg ngày 13/6/2012 của Thủ tướng nhà nước. 3. Quy định đánh giá học sinh tiểu học phát hành theo Thông tư số30 / năm trước / TT-BGDĐT ngày 28/8/2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. 4. Công văn số 6169 / BDGĐT-GDTH về thực thi đánh giá học sinh Tiểuhọc. 5. PGS-TS NGUYỄN HỮU HỢP : “ Hướng dẫn triển khai đánh giá học sinhtiểu học ” theo TT30 / năm trước / TT-BGDĐT của Nhà xuất bản Đại học Quốc gia HàNội năm 2015.22

You may also like

Để lại bình luận